|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thói quen thăm các siêu thị bằng xe tải cũ của ông chủ Walmart và văn hóa tiết kiệm của chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới

21:26 | 04/01/2020
Chia sẻ
Sam Walton, người sáng lập chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart ở Mỹ, thường đi thăm các siêu thị của bằng một xe tải không thể cũ hơn.

Để đưa ra mức giá tốt nhất, các cửa hàng phải tập trung mọi nỗ lực để điều hành kinh doanh với chi phí thấp nhất. Chi phí điều hành thấp là điều kiện bắt buộc để có thể bán với giá thấp. 

Doanh nghiệp không thể là nhà bán lẻ rẻ nhất nếu chi phí điều hành công ty của họ cao hơn chi phí đối thủ bỏ ra. Nếu họ không cố gắng, các đối thủ sẽ hạ giá bán so với giá của bạn, và kết cục là họ bật khỏi cuộc chơi. 

Đếm từng sản phẩm để kiểm soát chi phí

Ngoài việc chọn lựa hàng thông minh, phí vận chuyển thấp, kiểm soát lượng hàng tồn kho, vận hành công ty với chi phí thấp, chi phí cửa hàng thấp, có chuỗi cung ứng hiệu quả, và sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng sao cho càng ít tốn kém càng tốt, nhà bán lẻ rẻ nhất còn phải để tâm tới từng việc nhỏ nhặt, như đếm từng cuộn băng keo và từng kẹp giấy. 

Họ phải quán triệt một suy nghĩ thống nhất trong công ty rằng mỗi đồng xu đều có giá trị, bởi vì thực tế diễn ra đúng như vậy. Nhà bán lẻ rẻ nhất hiểu rằng toàn bộ công ty phải thấm nhuần các quan điểm về giá thấp và chi phí thấp.

Thói quen thăm các siêu thị bằng xe tải cũ của ông chủ Walmart và văn hóa tiết kiệm của chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Một phần thiên tài của Wal-Mart chính là việc Sam Walton nhìn nhận sự điều hành của ông từ lăng kính phân phối chứ không phải từ lăng kính cửa hàng. Ảnh: Dream Times

Các vị thế "nhất" khác có thể có nhiều khiếm khuyết. Chẳng hạn, một cửa hàng mới nhất có thể hơi tùy tiện trong một số hoạt động, nhưng khách hàng vẫn tìm đến họ. Nếu một cửa hàng thống trị một khu vực và là nhà bán lẻ nhanh nhất đối với một số khách hàng, họ vẫn có thể thành công tới khi ai đó tìm ra cách vượt qua lợi thế đó của họ. 

Tuy nhiên, nếu một nhà bán lẻ đang cố gắng trở thành rẻ nhất nhưng lại để mất lợi thế chi phí vận hành và phải đứng trước hai lựa chọn là nâng giá hoặc hi sinh lợi nhuận để duy trì mức giá bán thấp, nhà bán lẻ đó chắc chắn sẽ thất bại. Hoặc họ buộc phải theo đuổi một vị thế "nhất" khác.

Các giái pháp giảm thiểu chi phí của Walmart

Một phần thiên tài của Wal-Mart chính là việc Sam Walton nhìn nhận sự điều hành của ông từ lăng kính phân phối chứ không phải từ lăng kính cửa hàng. Ông hiểu rằng việc loại bỏ chi phí và những yếu tố kém hiệu quả ra khỏi chuỗi cung ứng có ý nghĩa sống còn đối với việc mở những cửa hàng có thể giành chiến thắng nhờ rẻ nhất. 

Thói quen thăm các siêu thị bằng xe tải cũ của ông chủ Walmart và văn hóa tiết kiệm của chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Một siêu thị của Walmart. Ảnh: Forbes

Mục tiêu trọng tâm của Wal-Mart luôn là giá thấp. Và mục tiêu điều hành chính của nó cũng luôn là chi phí thấp. Nhiệm vụ này thể hiện ở chính Sam Walton khi ông thường đi thăm các cửa hàng của bằng một xe tải không thể cũ hơn. 

Đó là lý do Wal-Mart thường bị chỉ trích vì những yêu cầu khắc nghiệt rằng hệ thống bán lẻ của họ phải có mức giá kịch sàn. Giá thấp – cũng như chi phí thấp – có ý nghĩa sống còn đối với Wal-Mart.

Một công ty phải xây dựng một nền văn hóa chi phí thấp ăn sâu bén rễ trước khi nghĩ đến chuyện trở thành nhà bán lẻ rẻ nhất. Nếu các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý cấp trung trong công ty không thể sống mà không hưởng bổng lộc như các công ty khác, thì có lẽ rẻ nhất không phải là lựa chọn dành cho họ. 

Nghe có vẻ đơn giản, song văn hóa của một công ty chính là tác nhân thành công quan trọng của khía cạnh rẻ nhất: Thông thường, người ta chỉ cần đến trước cửa trụ sở chính của nhà bán lẻ hoặc vào văn phòng của giám đốc điều hành và quan sát.

Nếu nơi đó trông bề thế và sang trọng, chắc chắn chi phí thấp không phải là một phần trong nền văn hóa của họ. Ban lãnh đạo Wal-Mart điều hành chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới tại những trụ sở khiêm tốn trong một khu phố cũng hết sức nhỏ bé.

Nhà bán lẻ cũng cần phải đánh giá các đối thủ và có những quan điểm thực tế về các cơ hội giảm chi phí vận hành xuống mức thấp hơn so với đối thủ. Nếu công ty khác đã chiếm giữ vị trí đó, thì việc tấn công trực diện thường không đạt hiệu quả như mong muốn. 

Dù vậy, giới phân tích vẫn thường phải kinh ngạc trước sự đổi mới không ngừng nghỉ trong ngành bán lẻ nhằm giảm chi phí, đồng thời tìm ra những cách để có thể cung cấp mức giá thấp tới tay người tiêu dùng.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Phong

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.