Thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước: Một vốn, mười lời
PNC thoái vốn khỏi CGV: Có dấu hiệu không minh bạch? |
Để chuẩn bị cho Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Bộ Tài chính đã Dự thảo Báo cáo về tình hình triển khai cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 – 7 tháng 2018 trong đó trình bày những kết quả đạt được của quá trình thoái vốn Nhà nước. Cụ thể:
Năm 2016, Nhà nước thoái được 3.645 tỷ đồng, thu về 6.839 tỷ đồng. Trong đó:
Thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm (bao gồm chứng khoán, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, các quỹ đầu tư): thoái 490 tỷ đồng, thu về 450 tỷ đồng.
Thoái vốn tại các lĩnh vực khác ngoài ngành kinh doanh chính: thoái 1.643 tỷ đồng, thu về 2.341 tỷ đồng.
SCIC thoái vốn tại 67 doanh nghiệp với số vốn 1.577 tỷ đồng, thu về 4.116 tỷ đồng.
Năm 2017 thoái được 9.046 tỷ đồng, thu về 138.327 tỷ đồng, trong đó:
Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 phê duyệt danh mục doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020. Theo quyết định, tổng số lượt DN mà Nhà nước sẽ thoái vốn là 406 lượt, được chia ra theo từng năm để các bộ, địa phương thực hiện thoái vốn. Cụ thể, năm 2017 phải thoái ở 135 DN, năm 2018 thoái ở 181 DN, năm 2019 thoái ở 62 DN và năm 2020 thoái ở 28 DN. Trong danh sách này, có một số DN sẽ thoái vốn vài đợt trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, việc thoái vốn của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam được thực hiện theo Quyết định riêng. |
Thoái vốn Nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg: thoái 1.417 tỷ đồng, thu về 2.678 tỷ đồng;
Thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg: thoái 3.451 tỷ đồng, thu về 109.988 tỷ đồng, trong đó có khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco.
Thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm: thoái 410 tỷ đồng, thu về 614 tỷ đồng.
Thoái vốn tại các lĩnh vực khác ngoài ngành kinh doanh chính: thoái 1.863 tỷ đồng, thu về 3.405 tỷ đồng;
SCIC thoái vốn tại 39 doanh nghiệp với số vốn 1.903 tỷ đồng, thu về 21.639 tỷ đồng, bao gồm 2 khoản thoái vốn của SCIC tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – Mã: VNM): cuối năm 2016 thoái 742 tỷ đồng giá trị sổ sách, thu về 11.286,5 tỷ đồng, năm 2017 thoái 247 tỷ đồng, thu về 8.990 tỷ đồng.
Trong 7 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp đã thoái được 3.567 tỷ đồng, thu về 8.600 tỷ đồng, trong đó:
Thoái vốn nhà nước tại 17 đơn vị thuộc Quyết định 1232/QĐ-TTg với giá trị 1.103 tỷ đồng, thu về 1.970 tỷ đồng.
Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 2.463 tỷ đồng thu về 6.629 tỷ đồng, trong đó thoái vốn tại các lĩnh vực nhạy cảm được 1.122 tỷ đồng, thu về 1.435 tỷ đồng
Thoái vốn tại các lĩnh vực khác được 1.129 tỷ đồng, thu về 2.548 tỷ đồng
SCIC thực hiện thoái vốn tại 8 doanh nghiệp với giá trị 212 tỷ đồng, thu về 2.644 tỷ đồng.
Kết quả thoái vốn Nhà nước giai đoạn 2016 - 7 tháng 2018. Nguồn: Dự thảo Báo cáo của Bộ Tài chính. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Tính chung trong giai đoạn 2016 - 7 tháng 2018, số tiền thực tế thu về từ thoái vốn cao gấp 9,5 lần giá trị sổ sách của vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả ấn tượng này đạt được chủ yếu do đợt thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vơi số vốn được thoái là 3.436 tỷ đồng, đem về cho Nhà nước 109.965 tỷ đồng. Nếu loại bỏ đợt thoái vốn này, số tiền thực tế thu về là 43,801 tỷ đồng, bằng 3,4 lần giá trị sổ sách còn lại (12.822 tỷ đồng).
Tiến độ thoái vốn còn chậm so với kế hoạch
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg, năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 30 DN thoái vốn theo kế hoạch. trong đó năm 2017 có 13 DN, 7 tháng đầu năm nay có 17 DN.
Như vậy, công tác thoái vốn Nhà nước đang diễn ra khá chậm, có khả năng không đạt được kế hoạch đề ra.
Nguồn: Dự thảo Báo cáo của Bộ Tài chính. Số thực tế năm 2018 là số cho 7 tháng đầu năm. |
Theo Dự thảo Báo cáo, việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNN theo chỉ đạo của Thủ tướng và chấp hành cơ chế báo cáo ở một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa thực sự nghiêm túc.
Một số Bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt phương án cơ cấu lại các DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước, chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng phê duyệt của Thủ tướng. Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối ở nhiều ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc giữ chi phối, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.