|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nghi vấn có trục lợi trong quá trình thoái vốn tại Gang thép Thái Nguyên

07:15 | 13/08/2018
Chia sẻ
Thương hiệu tốt, thị phần rộng, nguồn nguyên liệu lớn, tài nguyên đất nhiều… xong Công ty CP Gang thép Thái Nguyên vẫn đang trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ. Đã có phản ánh là có thế lực muốn doanh nghiệp này bê bết, thua lỗ để rồi thâu tóm với giá rẻ mạt.

nghi van co truc loi trong qua trinh thoai von tai gang thep thai nguyen

Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ (Ảnh minh họa)

Nghi vấn có nhóm người có ý đồ thâu tóm TISCO với giá rẻ mạt

Theo nguồn tin của Dân trí, Thanh tra Chính phủ vừa nhận được yêu cầu xác minh đơn thư phản ánh dấu hiệu trục lợi trong quá trình thoái vốn tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Theo phản ánh này, TISCO đang có rất nhiều lợi thế như thương hiệu tốt, thị phần rộng, nguồn nguyên liệu lớn, tài nguyên đất nhiều và nhân lực lại có trình độ cao. Sản phẩm gang thép được sản xuất từ nhà máy này có chất lượng không thua kém bất cứ sản phẩm nào cùng loại đang chào bán trên thị trường. Vì thế, câu hỏi đặt ra là với chừng đó lợi thế, tại sao TISCO không phát huy được mà vẫn chìm trong nợ nần và thua lỗ?

Thông tin phản ánh cho rằng, không loại trừ về khả năng việc hoạt động kém hiệu quả là do lỗi chủ quan, lỗi của nhóm người đang có ý đồ thâu tóm mua TISCO với giá rẻ mạt nên cố tình làm cho doanh nghiệp làm ăn bê bết, kém hiệu quả và thua lỗ.

Nội dung đơn kiến nghị cũng đề nghị cơ quan chức năng giám sát chặt việc thoái vốn tại doanh nghiệp này và tính tới cả khả năng về việc ‘bị thâu tóm’ để bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước”.

Mặc dù chưa khẳng định nội dung phản ánh trên chính xác ở mức độ nào nhưng qua rà soát, kiểm tra, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc thoái vốn của VNSteel tại TISCO vẫn đang được triển khai theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, do vướng mắc về trách nhiệm của VNSteel trong việc bảo lãnh cho TISCO vay vốn ngân hàng Vietinbank để thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của nhà máy nên VnSteel đang báo cáo với Chính phủ, Bộ Công Thương và phối hợp với Vietinbank giải quyết trước khi thoái vốn. Do đó, cho đến nay, việc VNSteel thoái vốn tại TISCO vẫn chưa được thực hiện.

Theo Thanh tra Chính phủ, để phòng ngừa vi phạm xảy ra trong việc thoái vốn của VNSteel tại TISCO, cơ quan này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thoái vốn củ VNSteel tại TISCO trong đó lưu ý nội dung đơn kiến nghị nêu, xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp trong đó có các lợi thế kinh doanh để không xảy ra tình trạng thao túng, làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Thanh tra cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu VNSteel kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện trách nhiệm của Người đại diện vốn chủ sở hữu của tổng công ty này tại TISCO đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của TISCO, đảm bảo đúng quy định, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng, lợi ích nhóm, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).

TISCO vẫn trong tình trạng mất cân đối tài chính

TISCO từng được xem là “cánh chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam”, từng là thương hiệu số 1 Việt Nam về thép xây dựng… Nhưng chỉ sau 10 năm, doanh nghiệp này đã đứng trên bờ vực thẳm và phải tính đến khả năng thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại đây.

Năm 2017, tổng doanh thu của Gang thép Thái Nguyên đạt hơn 9.800 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm dự án này bước đầu có chút ít hiệu vui với con số doanh thu ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Thế nhưng, tín hiệu khả quan này không đủ giúp doanh nghiệp thép giảm số nợ khủng đang đến hạn phải trả cho các tổ chức tín dụng.

Theo báo cáo của TISCO, dù dự án bị chậm tiến độ chưa đưa vào sản xuất nhưng TISCO đã phải thực hiện chi trả gốc và lãi của các khoản vay cho dự án.

“Hiện tại, tình hình tài chính của TISCO hết sức khó khăn, mất cân đối tài chính dài hạn 744 tỷ đồng, toàn bộ vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh phải vay ngân hàng và chiếm dụng của nhà cung cấp”, phía TISCO cho hay.

Tổng vốn điều lệ của TISCO là 1.840 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã chi cho dự án giai đoạn 2 vào khoảng 1.531 tỷ đồng. Trong đó, trả gốc và lãi cho các ngân hàng là 1.313 tỷ đồng, chi đầu tư cho các doanh nghiệp khác hơn 530 tỷ đồng nhưng vẫn chưa nhìn thấy hiệu quả.

Hiện số nợ phải thu khó đòi tuy đã giả nhưng vẫn còn số nợ gốc lên đến 453 tỷ đồng, dẫn đến việc mất cân đối nguồn vốn do lấy ngắn hạn đầu tư dài hạn số tiền 744 tỷ đồng.

H.Anh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.