|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thiết bị y tế sẽ là cơ hội lớn để kinh doanh ở châu Á trong năm 2020

16:12 | 17/01/2020
Chia sẻ
Thị trường thiết bị y tế đeo tay ở châu Á đạt qui mô gần 7,3 tỉ USD trong năm 2019, và có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,1% để đạt qui mô 8,91 tỉ USD vào năm 2024.

Chăm sóc sức khỏe đã đi một chặng đường dài ở châu Á. Là một trong những lục địa đông dân nhất thế giới, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe đã có một bước nhảy vọt - từ việc chờ hàng giờ để gặp bác sĩ và đi du lịch đến các nước châu Âu để chăm sóc y tế, theo Entrepreneur.

Giáo dục, đổi mới và công nghệ đều thúc đẩy quá trình hiện đại hóa các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở châu Á, cũng như dân số đang già hóa nhanh chóng trong khu vực.

The Economic Time đưa tin ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe châu Á dự kiến sẽ tăng gần 200 tỉ USD vào năm 2020, đạt 2,66 nghìn tỉ USD, nhờ vào việc cải thiện khả năng tiếp cận các cơ sở chăm sóc sức khỏe, tăng đầu tư của chính phủ và tư nhân và các sáng kiến của chính phủ nhằm thúc đẩy bảo hiểm y tế.

Thiết bị y tế sẽ là cơ hội lớn để kinh doanh ở châu Á trong năm 2020 - Ảnh 1.

Một thiết bị đội đầu để theo dõi sức khỏe thần kinh. Ảnh: Webmd

Các chính phủ trên khắp thế giới đang nhận ra thực tế là những người bệnh phải trả chi phí rất cao cho quá trình điều trị, và đang ưu tiên phòng ngừa hơn điều trị. 

Ở nhiều nước châu Á, các công ty khởi nghiệp và đổi mới chăm sóc sức khỏe hưởng ưu đãi đặc biệt từ các cơ quan chính phủ dưới hình thức cấp vốn, tài trợ cho nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ để khuyến khích họ làm cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng trở nên hiệu quả hơn.

Trong phạm vi rộng, những doanh nghiệp công nghệ y tế ở châu Á đã có thể giúp các quá trình và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí và dễ tiếp cận hơn. 

Những công nghệ y tế mới như in 3 chiều, trí tuệ nhân tạo, blockchain đã mang tới những cơ hội cho giới khởi nghiệp mà những thế hệ trước không thể thấy. Ngay cả những tổ chức, doanh nghiệp y tế truyền thống cũng tham gia lĩnh vực công nghệ y tế.

Một báo cáo của tổ chức Statista cho thấy thị trường thiết bị y tế đeo tay ở châu Á đạt qui mô gần 7,3 tỉ USD trong năm 2019, và có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,1% để đạt qui mô 8,91 tỉ USD vào năm 2024.

Thiết bị đeo tay ngày nay không chỉ là những sản phẩm dành cho vận động viên và người tập thể dục (như đồng hồ thông minh). Thế hệ 18-35 tuổi là động lực lớn, thúc đẩy doanh số thiết bị y tế đeo tay. 

Các bệnh viện và trung tâm y tế cũng ráo riết áp dụng những công nghệ mới để giảm chi phí chẩn đoán và thu hút thêm bệnh nhân.

Bộ kit kiểm tra đường glucose trong máu tại nhà, máy theo dõi huyết áp, giày thông minh để đánh giá dáng đi, vòng đo mức độ căng thẳng (đeo trên đầu) và bóng đèn hỗ trợ giấc ngủ chỉ là vài ví dụ về sản phẩm công nghệ y tế.

Cửu Dương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.