|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bác sĩ tận tâm, y tá sẵn sàng quì trước bệnh nhân: Những ấn tượng khó phai trong dịch vụ y tế Nhật Bản

08:45 | 01/01/2020
Chia sẻ
Ở Nhật Bản, các bác sĩ luôn giải thích cặn kẽ lộ trình điều trị và họ quan tâm tới chất lượng điều trị hơn số lượng bệnh nhân, trong khi y tá sẵn sàng quì trước bệnh nhân ngồi để phục vụ tốt hơn.

Do triển vọng điều trị và phục hồi tốt hơn, người Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn và đi xa hơn tới Nhật Bản, theo The Japan Times.

Công nghệ điều trị ung thư là yếu tố hấp dẫn hàng đầu ở Nhật Bản

"Chúng tôi biết liệu pháp xạ trị bằng tia photon ở Nhật Bản tiên tiến hơn nhiều so với ở Trung Quốc", Sun Jing, một người đàn ông 36 tuổi tới từ thành phố Cáp Nhĩ Tân, nói. 

Sun đưa người cha 61 tuổi tới Bệnh viên Đa khoa Nam Tohoki ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản từ tháng 1.Anh nói bác sĩ giải thích rất tận tình từng giai đoạn điều trị.

"Mọi việc diễn ra khá suôn sẻ đối với chúng tôi", anh nói.

Li Xin, Phó chủ tịch công ty môi giới dịch vụ y tế Hibikojyo ở Tokyo, nhận định sự hệ thống hóa và xét nghiệm tầm soát ung thư chính xác ở Nhật Bản là điểm hấp dẫn nhất với bệnh nhân Trung Quốc.

Bác sĩ tận tâm, y tá sẵn sàng quì trước bệnh nhân: Những ấn tượng khó phai trong dịch vụ y tế Nhật Bản - Ảnh 1.

Một bệnh nhân nước ngoài điều trị ung thư ở Nhật Bản. Ảnh: The Japan Times

"Trong vài trường hợp may mắn, bệnh nhân phát hiện ung thư sớm trong quá trình xét nghiệm và điều trị kịp thời", Li nói.

Ấn tượng khó phai về thái độ phục vụ

Thái độ lịch sự, tận tâm của bác sĩ và nhân viên y tế cũng là một điểm cộng.

"Khi các y tá gặp khách hàng của tôi, đôi khi họ quì xuống vì tư thế đó giúp họ phục vụ những bệnh nhân ngồi hiệu quả hơn. Các bệnh nhân cảm thấy họ được nuông chiều quá mức. Họ chưa bao giờ nghĩ nhân viên y tế ở Trung Quốc sẽ làm vậy", Li Xin kể.

Trương Thanh Thanh, một nữ sinh viên Trung Quốc, đã thực hiện gây mê toàn thân 8 tiếng và khâu tạo hình mí mắt đôi ở Kyoto vào năm 2018.

"Tôi chọn phẫu thuật ở Nhật Bản vì tôi tin tưởng các bác sĩ ở đây. Tôi biết rõ kế hoạch điều trị và nhân viên y tế làm việc rất trách nhiệm", nữ sinh viên 22 tuổi nói.

Phẫu thuật thẩm mĩ ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã trở thành biểu tượng về đẳng cấp của những người giàu và có địa vị ở Trung Quốc.

Bác sĩ quan tâm tới chất lượng điều trị hơn số lượng bệnh nhân

Mặc dù Hàn Quốc trở thành điểm đến hàng đầu ở hải ngoại đối với những người Trung Quốc có nhu cầu thẩm mĩ, những lần phẫu thuật hỏng và sự cố sau phẫu thuật ở xứ kim chi liên tục xuất hiện trên báo chí vài năm gần đây, khiến nhiều người Trung Quốc quyết định tới Nhật Bản.

"Bác sĩ ở Nhật Bản quan tâm tới chất lượng điều trị hơn số lượng bệnh nhân. Kĩ thuật và hiệu quả điều trị ở đây khiến bệnh nhân cảm thấy rất yên tâm", Naohiko Sakai, một bác sĩ phẫu thuật của Viện thẩm mĩ Ginza tại Tokyo, bình luận.

Bác sĩ tận tâm, y tá sẵn sàng quì trước bệnh nhân: Những ấn tượng khó phai trong dịch vụ y tế Nhật Bản - Ảnh 2.

Ngày càng nhiều du khách Trung Quốc sang Nhật Bản để phẫu thuật thẩm mĩ. Ảnh: The Japan Times

Sakai khẳng định số lượng người Trung Quốc tới Nhật Bản để phẫu thuật thẩm mĩ đang tăng dần theo từng năm.

Qu Tou, chủ tịch công ti môi giới phẫu thuật thẩm mĩ Amazing Bird, bắt đầu trở thành trung gian cho những người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mĩ ở Tokyo từ năm 2014. Hồi đó, một tỉ lệ lớn khách hàng tìm đến ông sau khi gặp sự cố phẫu thuật ở Hàn Quốc và muốn tới Nhật Bản để khắc phục hậu quả.

Những bệnh nhân đó tìm đến tôi trong tâm trạng tuyệt vọng, coi tôi là cơ hội cuối của họ. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm ngoái tới tháng 7 năm nay, công ty của tôi tiếp nhận gần 1.600 khách hàng, và 40% số họ muốn khắc phục hậu quả phẫu thuật thẩm mĩ", Qu kể.

Cửu Dương

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).