|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của VN lên 4 tỉ USD

15:01 | 21/03/2019
Chia sẻ
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam là thị trường duy nhất tại khu vực Đông Á mới nổi bị thu hẹp trong quý 4 năm 2018, giảm 5,3% với giá trị đồng nội tệ tương đương 51 tỉ USD tính tới cuối năm 2018.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của VN lên 4 tỉ USD - Ảnh 1.

Phần lớn oanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Trong ảnh: một buổi kết nối giao thương của doanh nghiệp Việt Nam với nhà thương mại nước ngoài - Ảnh: N.BÌNH

Trong báo cáo mới nhất về Giám sát trái phiếu châu Á được phát hành ngày 21-3, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng tâm lý nhà đầu tư đối với các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở các Đông Á mới nổi đã được cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những quan ngại về sự ổn định tài chính trong khu vực, bao gồm các xung đột thương mại đang diễn ra.

Trong khi đó, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam là thị trường duy nhất tại khu vực Đông Á mới nổi bị thu hẹp trong quý 4 năm 2018, giảm 5,3% với giá trị đồng nội tệ tương đương 51 tỉ USD tính tới cuối năm 2018. 

Sự sụt giảm của thị trường VN chủ yếu là do mức giảm 6,2% của thị trường trái phiếu chính phủ trong quý 4 khi tất cả tín phiếu ngân hàng nhà nước đang lưu hành đáo hạn vào cuối tháng 12-2018.

Tuy nhiên, tính chung cả năm 2018, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam vẫn tăng 9,3%. Điều này được hỗ trợ bởi mức tăng 29,4% của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm ngoái, lên mức 4 tỉ USD.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tới cuối năm 2017, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tương đương 6,19% GDP, còn khá thấp so với mức bình quân tương đương 20-50% của các nước trong khu vực. 

Ông Phạm Hồng Hải, tổng giám đốc HSBC cho rằng vấn đề của Việt Nam là hiện chưa có thị trường thứ cấp để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải tuân theo nhiều điều kiện chặt chẽ và chuẩn mực thị trường trong khi quy trình và thủ tục vay vốn ngân hàng đơn giản hơn.

Các doanh nghiệp trong nước hiện tại đang tìm kiếm các nguồn vốn hoạt động mới và họ đang dựa chủ yếu vào các khoản vay ngân hàng hoặc từ các nhà đầu tư cổ phần tư nhân, trong đó kênh tín dụng ngân hàng truyền thống chiếm 130% GDP.

Trong lộ trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Tài chính, mục tiêu là tới 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp chiếm 20% GDP.

Báo của của ADB cho biết tính tới cuối năm 2018, đã có 13,1 nghìn tỉ USD trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành tại thị trường Đông Á mới nổi, cao hơn 2,4% so với thời điểm cuối tháng 9 năm 2018 và nhiều hơn 11,9% so với cuối năm 2017.

Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, cho rằng, những nguy cơ đối với sự ổn định tài chính tại Đông Á mới nổi đã phần nào giảm bớt. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố bất định, đáng chú ý là cuộc xung đột thương mại chưa giải quyết được Mỹ và Trung Quốc hay việc nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu còn trắc trở, ngoài ra còn có sự giảm sút đà tăng trưởng toàn cầu.

CII phát hành thành công 1.150 tỉ đồng trái phiếu, được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCoCII phát hành thành công 1.150 tỉ đồng trái phiếu, được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo Kho bạc Nhà nước đã huy động thêm 5.055 tỉ đồng trái phiếuKho bạc Nhà nước đã huy động thêm 5.055 tỉ đồng trái phiếu Vũ khí bí mật của Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng bán trái phiếu MỹVũ khí bí mật của Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng bán trái phiếu Mỹ

N.BÌNH