|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường tôm thế giới và khoảng cách cung - cầu

16:11 | 06/09/2018
Chia sẻ
Để sản phẩm tôm Việt Nam luôn đảm bảo được đầu ra ổn định, việc nghiên cứu thị trường thế giới, khoảng cách cung cầu, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường NK là vô cùng quan trọng. Vấn đề này đã được phân tích cụ thể và sinh động trong bài trình bày của ông Phạm Hữu An, Giám đốc Công ty An Lộc Nguyên tại Hội thảo “Nhu cầu tôm thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam đến năm 2025” do VASEP tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/8.
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau Thị trường tôm thế giới: Liệu có thể dư cung?

Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam

thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau

Diện tích nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam khá ổn định trong hơn 10 năm qua đạt từ 600.000-700.000 ha. Hai loài nuôi chính của Việt Nam trong những năm qua là tôm chân trắng và tôm sú. Nuôi trồng chế biến tôm sú được đẩy mạnh từ cuối những năm 1990-2000 với sản lượng bình quân 300.000 tấn mỗi năm. Trong khi, tôm chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2000 và chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trương phát triển trên cả nước vào năm 2008.

Diện tích nuôi tôm sú tăng bình quân 2% trong 10 năm qua tuy nhiên sản lượng tôm sú giảm 21% qua các năm. Những năm gần đây, mô hình chính được người nuôi áp dụng trong nuôi tôm sú là nuôi quảng canh.

Ngược lại, diện tích nuôi tôm chân trắng tăng mạnh 1.285% cùng với sản lượng tăng 250% trong 10 năm qua. Người nuôi tôm chân trắng chủ yếu nuôi theo mô hình siêu công nghiệp, chỉ một bộ phận chuyển dịch sang nuôi quảng canh.

thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau

Từ năm 2010-2017, sản lượng tôm Việt Nam chiếm từ 9,7%-15,4% tổng sản lượng tôm thế giới. Trung Quốc luôn đứng đầu về sản lượng tôm từ 2010-1016. Năm 2017, Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về sản lượng tôm sau Ấn Độ, Trung Quốc, Ecuador.

thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ và Nhật Bản

Bên cạnh những lợi thế về sản xuất, ngành tôm cũng đang có nhiều cơ hội khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới có xu hướng gia tăng. Ông Phạm Hữu An cho biết, nhu cầu tôm của thế giới sẽ tăng trưởng ổn định và bền vững.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm 2020 là 5.200.000 tấn, đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn; trong đó, nhu cầu tôm của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản cũng liên tục tăng và sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất khiêm tốn. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu nhập khẩu tôm của quốc gia này. Đối với Nhật Bản, một thị trường ưa chuộng sản phẩm tôm, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nhập khẩu.

Về chủng loại, tôm chân trắng chiếm 69% tổng sản lượng NK tôm của Mỹ, tôm sú chiếm 4% và tôm chì biển chiếm 7%.

Tôm là sản phẩm phổ biến trong các bữa ăn của người Nhật Bản. Đặc biệt tôm sú là sản phẩm truyền thống được ưa chuộng tại Nhật Bản nhưng xu hướng này có khả năng bị thay đổi khi sản lượng tôm sú giảm và giá thành cao.

Trong khi đó, trình độ nuôi tôm chân trắng của Việt Nam khá cao, sản lượng mỗi năm lên tới 350.000 tấn. Đồng thời, có nhiều tiềm năng có thể phát triển nuôi tôm sú. Do đó, dư địa để xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ và Nhật Bản là rất lớn.

thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau
thi truong tom the gioi va khoang cach cung cau

Bài trình bày của ông Nguyễn Hữu An - Giám đốc Công ty An Lộc Nguyên tại Hội thảo “Nhu Cầu Tôm Thế giới và Khả năng cung cấp của Việt Nam đến 2025” trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018.

Xem thêm