Ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết doanh nghiệp của Trung Quốc muốn nhập khẩu tôm hùm bông phải xin giấy phép Cục Ngư nghiệp (Bộ Nông nghiệp Trung Quốc), nhưng hiện tại vẫn chưa có giấy phép nào được cấp.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Sao Ta, cho rằng giá tôm khó có thể giảm thêm và kỳ vọng phục hồi sức cầu khi mùa tiêu thụ cao điểm đang tới sẽ là những trợ lực giúp xuất khẩu tôm tăng tốc vào quý III.
Trong tháng 10, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 65 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này giúp Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. VASEP dự báo xuất khẩu tôm trong quý II sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá tôm thẻ và sú tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg vì vùng nuôi "cháy hàng", lứa tôm mới thả chưa đến vụ thu hoạch trong khi các doanh nghiệp ráo riết thu gom nguyên liệu, sản xuất để trả các đơn hàng đầu năm.
VASEP cho rằng để đạt được mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2025, các doanh nghiệp cần thay đổi quy trình nuôi để nâng cao sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ lớn như Ecuador, Ấn Độ.
Bất chấp đại dịch COVID-19, nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng mạnh. Top 5 nguồn cung cấp tôm cho Mỹ bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Việt Nam và Thái Lan.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Sao Ta dự báo xuất khẩu tôm năm 2025 ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 9%/năm. Trong đó, Mỹ, Nhật Bản, EU vẫn là những thị trường trọng điểm của ngành tôm Việt Nam.
Sau thời gian tạm ngưng thả giống vì giá tôm nguyên liệu giảm mạnh cùng với những khó khăn do ảnh hưởng bất lợi của dịch COVID-19, người nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu đã bắt đầu cải tạo ao nuôi, thả con giống trở lại.
Hiện giá tôm ở các trang trại tăng 2.000-3.000 đồng/kg, đạt mức 138.000 đồng/40 con/kg; 114.000 đồng/60 con/kg; 104.000 đồng/80 con/kg và 92.000 đồng/100 con/kg. Tuy nhiên, nếu dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá tôm có thể đi ngang.
Đến ngày 21/9, CTCP Thực phẩm Sao Ta đã phục hồi 100% công suất sau thời gian giãn cách xã hội. Giá tôm của Sao Ta đang ở mức tốt và công ty tăng tốc sản xuất để đáp ứng nhu cầu của đối tác.
Dịch COVID-19 khiến tình hình sản xuất tôm của nhiều quốc gia trên thế giới gặp khó. Với Minh Phú, doanh nghiệp xuất khẩu tổm lớn nhất thế giới lại không lo lắng về điều này mà vấn đề khó nhất hiện nay của Minh Phú là thiếu hụt công nhân.