|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (5/8): Đồng CNY lao dốc bất ngờ mà không hề được dự đoán trước

18:19 | 05/08/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng CNY (nhân dân tệ) đã giảm hơn 1% vào hôm nay, đồng thời ghi nhận lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 7 CNY/USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (5/8), vào lúc 17h05 giờ Việt Nam có 7/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 3 cặp còn lại tăng điểm.

Screenshot (515)

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)

Screenshot (516)

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: Investing.com)

Trong khi đó, cặp EUR/GBP tăng cao nhất với mức tăng 0,57% và cặp USD/CHF giảm nhiều nhất với mức giảm 0,71%.

Screenshot (517)

Đồng CNY lao dốc bất ngờ, thị trường cũng không lường trước được

Đồng CNY (nhân dân tệ) đã giảm hơn 1% vào hôm nay, đồng thời ghi nhận lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 7 CNY/USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Lo ngại về tình trạng thang bất ngờ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến nhà đầu tư bán tháo trên thị trường tiền tệ châu Á và gây ra mức sụt giảm kỉ lục này.

Đồng CNY đã rơi xuống ngưỡng 7 CNY/USD, sau đó sụt giảm xuống mức thấp là 7,1097 ở thị trường giao dịch nước ngoài và 7,0424 ở thị trường trong nước.

"Đây có thể là thời điểm sụt giảm mạnh nhất của đồng CNY trong năm nay. Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang lớn dần lên", ông Masashi Hashimoto, nhà phân tích tiền tệ cao cấp tại MUFG Bank, nhận định.

"Nhìn vào tỷ giá trung tâm, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đang cố gắng ngăn chặn đà giảm của đồng tiền này", ông Hashimoto nói.

"PBoC không có ý định sử dụng đồng CNY yếu hơn để chống lại áp lực thương mại của Mỹ. Sự lao dốc của đồng CNY dường như bắt nguồn từ hành vi bán tháo trong cơn hoảng loạn".

Nhà đầu tư bắt đầu bán tháo đồng CNY mạnh sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa quyết định áp thuế đột ngột của Tổng thống Donald Trump lên 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc vào hôm 2/8.

Đây là một động thái chấm dứt thỏa thuận "đình chiến" kéo dài một tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đồng CNY yếu hơn đã đè nặng lên thị trường tiền tệ châu Á, khiến đồng KRW (won) giảm 1% và chạm mức thấp nhất trong ba năm (1.218,3), trong khi đồng Taiwan Dollar giảm hơn 0,5% xuống mức thấp nhấ trong hai tháng là 31,61.

Bất ổn đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn ở các tài sản trú ẩn, nhờ đó mà đồng JPY (yen Nhật) tăng mạnh. Đồng tiền này là loại tài sản hưởng lợi trong thời điểm thị trường gặp bất ổn, vì Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của thế giới.

Đồng USD đã trượt xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng JPY, ghi nhận ở mức 105,78. Trong khi đó, đồng EUR cũng chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2017 ở mốc 117,64.

Bất lợi của đồng bạc xanh trước đồng JPY đã khiến chỉ số USD Index giảm 0,11% xuống mức 97,74 vào lúc 2h45 sáng (6h45 GMT), bất chấp đồng USD có tăng giá so với các các loại tiền tệ có liên hệ mật thiết với Trung Quốc, bao gồm đồng AUD (Australian Dollar).

Đồng AUD đã giảm xuống mức thấp trong 7 tháng là 0,6748 sau khi giảm 1,6% vào tuần trước.

Đồng CHF (franc Thụy Sĩ) cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn vào các loại tài sản có độ an toàn cao trước tình hình căng thẳng thương mại leo thang.

Đồng EUR đã tăng cao hơn so với đồng USD, ghi nhận ở mức 1,1119 và kéo dài đà phục hồi từ mức thấp trong hai năm (1,1027) đạt được vào ngày 1/8.

Đồng GBP (bảng Anh) đang lơ lửng quanh mức thấp nhất của năm 2017 là 1,2106. Lo ngại về Brexit không thỏa thuận đã đè nặng lên đồng tiền đáng thương này trong thời gian dài.

Yên Khê

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.