|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa 4/2: Mục tiêu sản lượng tôm Indonesia đạt 1.000 tấn năm 2019, trái cây ĐBSCL xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính

19:17 | 04/02/2019
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin ngành tôm Indonesia đặt mục tiêu đạt sản lượng 1.000 tấn trong 2019. Trái cây ĐBSCL xuất khẩu vào được nhiều thị trường khó tính.

1. Thị trường hàng hóa ngày 30 Tết: Có nhích lên nhưng sức mua yếu

Mặc dù là ngày 30 Tết (ngày 4/2), ngày cuối cùng của năm Mậu Tuất và chỉ còn chưa đầy 20 giờ nữa sẽ bước sang năm mới Kỷ Hợi, nên ai cũng tranh thủ mua sắm cũng như bán vội để còn về nhà chuẩn bị Tết.

Tuy nhiên, qua khảo sát ở một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Hôm- Đức Viên, Nguyễn Công Trứ, 8-3, Phan Huy Chú, Xuân La, chợ Mơ… cho thấy giá cả các mặt hàng rau xanh, hoa quả tươi, thịt bò, gà, lợn, các mặt hàng khô như măng, miến, nấm hương, mộc nhĩ, hạt sen khô, mực khô..., có nhích lên nhưng sức mua không cao, thậm chí còn rất yếu.

2. Ngành tôm Indonesia đặt mục tiêu đạt sản lượng 1.000 tấn trong 2019

Theo Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia, tôm vẫn sẽ là mặt hàng thủy sản chủ lực của nước này. Ông Slamet Soebjakto, Tổng Giám đốc Cơ quan Nuôi trồng Thủy sản, cho biết Indonesia đề ra mục tiêu sản lượng tôm quốc gia đạt 1.098 tấn.

“Tôm là một mặt hàng xuất khẩu và nhu cầu tôm toàn cầu vẫn cao”, ông nói.

3. Trái cây ĐBSCL xuất khẩu vào được nhiều thị trường khó tính

Hoa quả vùng ĐBSCL bước đầu xâm nhập được một số thị trường "khó tính" nhờ nâng cao chất lượng, xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt.

Tiền Giang và Bến Tre là 2 địa phương nằm ven sông Tiền có diện tích cây ăn quả đứng đầu vùng ĐBSCL. Gần đây, do nhà vườn áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn GAP đi đôi với công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu nên trái cây khu vực này xuất khẩu mạnh, vào được một số thị trường "khó tính".

4. Sữa Việt Nam có thể 'đặt chân' lên đất Trung Quốc?

Bản dự thảo về đièu kiện xuất khẩu sữa Việt Nam sang Trung Quốc có thể được kí kết vào tháng 4 năm nay. Nếu thuận lợi, sản phẩm sữa Việt Nam có thể lần đầu tiên góp mặt tại thị trường Trung Quốc thông qua Lễ hội Sữa Trung Quốc tổ chức vào trong khoảng tháng 5 - 6 năm nay.

Theo tờ Asian Agribiz, bản dự thảo về điều kiện xuất khẩu sữa Việt Nam sang Trung Quốc có thể được kí trong tháng 4 năm nay. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị kéo dài hai năm liên quan đến vấn đề kế hoạch, tài liệu pháp lí về quản lí, thanh tra, giám sát hoạt động sản xuất các sản phẩm sữa tại Việt Nam.

5. Xuất khẩu chạm mức tỷ đô, xi măng ngược dòng về đích

Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.

Cùng với đó, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này ghi nhận mức tăng 55% so với năm 2017, đạt 31,6 triệu tấn. Đây là những con số ấn tượng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành xi măng vừa trải qua một giai đoạn dư cung - thiếu cầu.

Xem thêm

Đức Quỳnh