Thị trường hàng hóa (3/10): Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế tự vệ tạm thời đối thép nhập khẩu, giá cà phê có dấu hiệu phục hồi
Thị trường hàng hóa (2/10): Dầu thô có thể chạm 100 USD/thùng, Ecuador có thể trở thành nước SX tôm lớn nhất thế giới |
1.Australia dự báo xuất khẩu khoáng sản đạt kỉ lục 182 tỉ USD vào năm 2018 - 2019
Chính phủ Australia dự báo xuất khẩu năng lượng và khoáng sản đạt kỷ lục 252 tỉ đô la Australia (tương đương 182 tỉ USD) trong giai đoạn 2018 – 2019. Nguyên nhân là giá các loại hàng hóa như khí đốt tự nhiên tăng và sự suy yếu của đồng đô la Australia.
Tuy nhiên, Bộ Công nghiệp Australia cũng cho biết giá trị xuất khuất khẩu các mặt hàng này sẽ xuống còn 238 tỉ đô la Australia trong năm 2019 – 2020 dù khối lượng xuất khẩu tăng. Nguyên nhân là do tăng trưởng nguồn cung toàn cầu và lo ngại về vấn đề nhu cầu gây áp lực lên giá hàng hóa. Giá trị xuất khẩu trong năm 2017 – 2018 đạt 227 tỉ đô la Australia.
2. Giá điều xuất khẩu gần chạm đáy 2 năm
Trong tháng 9, giá xuất khẩu bình quân hạt điều giảm 1,5% so với tháng 8 và giảm 16,4% so với tháng 9/2017, xuống mức 8.400 USD/tấn. Cục xuất nhập khẩu cho biết, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016.
Tính chung 9 tháng, giá xuất khẩu bình quân hạt điều ở mức 9.292 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ.
3. Giá cà phê có dấu hiệu phục hồi từ cuối tháng 9
Tại thị trường trong nước, sau khi giảm trong 20 ngày đầu tháng 9, giá cà phê đã tăng trở lại trong 10 ngày cuối tháng, nhưng vẫn thấp hơn so với mức giá giao dịch cuối tháng trước. ngày 28/9, giá cà phê robusta tại thị trường trong nước tăng từ 0,3 – 1,6% so với ngày 20/9, nhưng vẫn giảm từ 0,3 – 1,5% so với ngày 30/8.
Tính đến cuối tháng 9, giá cà phê thị trường trong nước có mức thấp nhất là 32.300 đồng/kg tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), cao nhất là 33.100 đồng/kg tại các huyện Cư M’gar và Eo H’leo (Đắk Lắk). Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta loại R1 có mức giá 34.200 đồng/kg, giảm 1,4% so với ngày 31/8, nhưng tăng 1,8% so với ngày 20/9.
4. Bộ trưởng Năng lượng Nga: Chiến tranh thương mại gây rủi ro cho an ninh năng lượng
Căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ trong chính sách thương mại gia tăng là một rủi ro đối với triển vọng năng lượng toàn cầu, Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết.
“Gần đây, chúng ta đã chứng kiến các thị trường cạnh tranh cao đang cho thấy thứ được gọi là chiến tranh thương mại”, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết vào ngày 3/10 khi ông tham dự buổi thảo luận về thị trường khí đốt toàn cầu tại Moscow.
5. Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế tự vệ tạm thời đối thép nhập khẩu
Ngày 20/9, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng công báo về việc quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm thép (mã HS: 7208, 7209, 7210, 7211, 7212, 7213, 7214, 7215, 7216, 7217, 7219, 7220, 7225, 7226, 7227, 7228, 7302, 7303, 7304, 7305 và 7306) nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép nhập khẩu sẽ được áp dụng theo hình thức hạn ngạch thuế quan với mức hạn ngạch; mức thuế nhập khẩu bổ sung ngoài hạn ngạch là 25%. Thời hạn áp dụng biện pháp là 200 ngày kể từ ngày công bố.
6. Lợi ích từ nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối
Với đặc tính ăn tạp, cá đối sử dụng triệt để lượng mùn bả hữu cơ ở đáy ao như: phân tôm, thức ăn dư thừa của tôm, tảo tàn. Điều này giúp cân bằng được hệ sinh thái trong ao nuôi, tạo nền đáy ao tốt, thúc đẩy tôm sinh trưởng, phát triển nhanh hơn, hạn chế được dịch bệnh.