Thị trường hàng hóa 23/7: Mòn mỏi chờ hỗ trợ tiêu hủy heo, An Giang chỉ đạo giảm ít nhất 20.000 ha lúa, nếp
Giảm tỉ trọng tại Trung Quốc, xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ vẫn thu về gần 5 tỉ USD trong nửa đầu năm 2019
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 6/2019 đạt 806 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng trước, nhưng tăng gần 7% so với cùng kì năm 2018.
Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 580,8 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng trước, nhưng tăng 10,7% so với cùng kì năm 2018.
Giá lúa thấp, An Giang chỉ đạo giảm ít nhất 20.000 ha diện tích sản xuất lúa, nếp
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, đến ngày 20/7, sản lượng lúa đạt hơn 558.000 tấn. Tuy nhiên, giá lúa vẫn thấp so với cùng kì vụ Hè Thu 2018, 650 - 1.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá lúa IR 50404 từ 4.200 - 4.400 đồng/kg, OM 6976 từ 4.450 – 4.550 đồng/kg, OM 5451 từ 4.800 - 4.900 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 5.500 - 5.600 đồng/kg…
Hàng triệu thùng dầu Iran chờ cập cảng Trung Quốc
Hai tháng rưỡi sau khi Nhà Trắng áp dụng lệnh cấm mua dầu thô xuất xứ Iran, sản phẩm chủ lực của nước này vẫn tiếp tục được chuyển đến Trung Quốc để lưu trữ tại các "kho hàng kí gửi".
Khối lượng dầu thô này không đi qua hải quan địa phương hoặc xuất hiện trong dữ liệu nhập khẩu của Trung Quốc và do đó, không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch
Cùng với Thái Bình, Hưng Yên là một trong 2 địa phương đầu tiên công bố dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên cả nước, cụ thể đó là xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên và xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, đã 5 tháng kể từ khi công bố dịch nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi có lợn dịch phải tiêu hủy vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Ngành công nghiệp xi măng: Thách thức mất cân bằng cung - cầu
Trong thập kỷ qua, năng lực sản xuất ngành xi măng Việt Nam đã tăng gần gấp ba lần, từ 45 triệu tấn lên 120 triệu tấn.
Theo đó, Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu xi măng lớn nhất năm 2018, với khối lượng xuất khẩu vượt 30 triệu tấn, đạt gần gấp đôi so với Thái Lan– nước có sản lượng xuất khẩu lớn thứ 2.
Australia thông báo yêu cầu nhập khẩu mới đối với gạo đồ
Thương vụ Việt Nam tại Australia (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Nông nghiệp quốc gia này vừa ra thông báo mới về điều kiện an toàn sinh học đối với gạo đồ dành cho người tiêu dùng hoặc chế biến.
Theo đó, các nhà nhập khẩu phải chứng minh được gạo đã được đồ (parboiled) bằng cách cung cấp tất cả thông tin trong Tờ khai của nhà sản xuất như gạo đã được ngâm trong nước ở nhiệt độ tối thiểu 60oC trong ít nhất 4 giờ đồng hồ hoặc tại 65oC trong 2 giờ đồng hồ.