Ngành công nghiệp xi măng: Thách thức mất cân bằng cung - cầu
Trong thập kỷ qua, năng lực sản xuất ngành xi măng Việt Nam đã tăng gần gấp ba lần, từ 45 triệu tấn lên 120 triệu tấn.
Theo đó, Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu xi măng lớn nhất năm 2018, với khối lượng xuất khẩu vượt 30 triệu tấn, đạt gần gấp đôi so với Thái Lan– nước có sản lượng xuất khẩu lớn thứ 2.
Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam làm thế nào có thể vượt qua được thách thức mất cân bằng giữa cung và cầu để phát triển bền vững?
Theo lý giải của ông Nguyễn Công Bảo, Giám đốc Điều hành Xi măng Fico-YTL, để phát triển bền vững, ngành công nghiệp xi măng phải làm rõ được 2 nội dung.
Một là, xác định rõ mục tiêu dài hạn của ngành là phục vụ sự phát triển trong nước hay hướng đến mục tiêu xuất khẩu, từ đó xây dựng được chiến lược tăng trưởng cho ngành và cân bằng khoảng cách giữa cung và cầu.
Thời gian vừa qua, hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp xi măng đã dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng, khiến tăng trưởng xuất khẩu của ngành này tăng trưởng đột biến.
Mặc dù, xuất khẩu có thể được coi là một "giải pháp" tình thế, song để đạt được cán cân cung - cầu bền vững hơn cần phải tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Đồng thời đáp ứng các mục tiêu về phát triển bền vững.
Bới, ngành công nghiệp xi măng được đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều nguyên thiên nhiên (đá vôi) và năng lượng (than và năng lượng) điều này đe dọa đến cho môi trường.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp xi măng còn đối mặt với sự mất cân đối về cung - cầu theo vị trí địa lý. Cụ thể, nếu như miền Bắc đang phải đối mặt với tình trạng dư cung nghiêm trọng, trong khi đó, khu vực miền Nam cầu lại lớn.
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Công Bảo điều cần làm là khuyến khích các công ty xi măng miền Nam đầu tư nhiều hơn vào việc tăng cường năng lực sản xuất thay vì vậy chuyển xi măng từ phía Bắc vào phía Nam. Điều này góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường.
Vấn đề thứ hai, theo ông Nguyễn Công Bảo đó là ngành công nghiệp xi măng đang phải đối mặt với thách thức là sự phát triển "chắp vá".
Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy xi măng với tổng công suất sản xuất khoảng 120 triệu tấn. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có năm nhà máy sản xuất xi măng với công suất đạt gần 60 triệu tấn.
Tại Việt Nam, 2/3 số dây chuyền sản xuất xi măng có công suất hàng năm khoảng một triệu tấn, nắm giữ khoảng 20% tổng sản lượng của ngành. Tuy nhiên, do đầu tư chắp vá đã dẫn đến một số hậu quả như năng suất lao động thấp hoặc tiêu chuẩn hoạt động thấp hơn.
Trong bối cảnh này, "điều cần thiết là phải thực hiện một chính sách nhất quán để tăng khả năng cạnh tranh của ngành thông qua việc tăng cường các công ty xi măng có khả năng phạm vi, cố gắng phát triển bền vững của ngành", ông Nguyễn Công Bảo khuyến nghị.
Trả lơi câu hỏi, để tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư vào ngành, ông Nguyễn Công Bảo cho biết, do sự mất cân đối cung-cầu và sự phát triển chắp vá dẫn đến giá sản phẩm thấp. Khiến cho ngành công nghiệp xi măng vẫn chưa thể hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, khi nhìn lại thời gian gần đây, thị trường xi măng vẫn ghi nhận các thương vụ M&A, trong đó chủ yếu là đến từ các nước Đông Nam Á. Theo nhận định của ông Nguyễn Công Bảo, sở dĩ vẫn có những thương vụ như vậy là bởi các nhà đầu tư đang chấp nhận rủi ro, bởi hai lý do.
Đầu tiên, các nhà đầu tư xem xét các khoản đầu tư ra nước ngoài dựa trên triển vọng phát triển kinh tế hạn chế ở thị trường bản địa như Thái Lan, hoặc sức hấp dẫn nhờ nhu cầu bùng nổ về nguồn cung xi măng như tại thị trường Indonesia.
Thứ hai, ngành xi măng Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ do triển vọng phát triển kinh tế ở tầm nhìn dài hạn và kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ về ngành xi măng thông qua hoạt động M&A trong ngành.
Ông Nguyễn Công Bảo chia sẻ: "Thành thật mà nói, ngành xi măng Việt Nam vẫn chưa tận dụng hiệu quả khả năng xử lý chất thải. Ở châu Âu, công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng đã trở nên phổ biến từ những năm 1970.
Công nghệ này hiện đã được áp dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, công nghệ này vẫn còn những hạn chế".
"Chúng tôi hy vọng chính phủ và các địa phương sẽ sớm đưa ra các cơ chế ưu tiên ứng dụng công nghệ này tại các lò nung xi măng để giúp các công ty xi măng giảm tác động đến môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh doanh", ông Nguyễn Công Bảo khuyến nghị.