|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa 23/5: Dịch tả heo lan rộng ở châu Á, nhà chế biến cà phê gặp rủi ro nguồn cung

19:27 | 23/05/2019
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin dịch tả heo châu Phi tiếp tục lan rộng tại châu Á đe dọa an ninh lương thực của khu vực. Nhà chế biến cà phê cao cấp gặp rủi ro về nguồn cung.

Hải sản xuất khẩu vào Anh có cần tuân thủ IUU hậu Brexit?

Vừa qua, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP HCM gửi công hàm đến Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo việc Anh tiếp tục chấp nhận giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo mẫu của EU, hiện đang được sử dụng và tuân thủ theo quy định về IUU, kể cả trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào.

Anh cho biết sẽ tiếp tục chấp nhận giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo mẫu của EU, hiện đang được sử dụng và tuân thủ theo quy định về IUU, kể cả trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào.

[Phần 1] ASF tiếp tục lan rộng tại châu Á đe dọa an ninh lương thực của khu vực

 Sự lây lan bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) ở châu Á trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Được báo cáo lần đầu tiên ở phía đông bắc Trung Quốc vào tháng 8/2018, dịch bệnh thường gây tử vong nhanh chóng ở heo đã quét qua quốc gia châu Á khiến hơn 1 triệu con heo bị tiêu hủy.

Trong những tuần gần đây, virus ASF đã vượt biên giới sang Việt Nam, Campuchia, Mông Cổ, Hong Kong và có thể cả Triều Tiên.

Quản lý thị trường: 'Bán tôm hùm đất cấp đông cũng có thể bị xử lý'

Tổng cục Quản lý thị trường đã gửi công văn hoả tốc yêu cầu kiểm tra hệ thống siêu thị, cửa hàng thủy sản, nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn. Thế nhưng, nhiều chủ nhà hàng, cửa hàng online tại Hà Nội, TP HCM vẫn tin rằng chỉ bị cấm bán tôm hùm đất sống, còn loại cấp đông không ảnh hưởng nên vẫn đưa món này vào thực đơn.

Tôm hùm đất thuộc nhóm sinh vật ngoại lai, phá hoại mùa màng, thường đào hang, làm hỏng đê điều. Vì là giống ăn tạp, nên tôm hùm đất có khả năng thích nghi tốt với môi trường, dẫn tới có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng. Từ năm 2011, loài tôm này được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển.Chia sẻ với VnExpress sáng 23/5, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, việc kiểm tra này không loại trừ xử lý với mặt hàng tôm hùm đất cấp đông.

Bộ Công thương: 'Đòi xử lý' người góp ý về việc tăng giá điện là thông tin hiểu nhầm

Cụ thể, Văn phòng Bộ Công thương khẳng định vẫn luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến góp ý, phản ánh của người dân, kể cả những quan điểm, ý kiến trái chiều để xem xét, tiếp thu xây dựng các chính sách đúng đắn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

"Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, đồng thời phối hợp làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm để dư luận hiểu đúng, từ đó sẽ chấp hành tốt hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ. Bên cạnh đó, tiếp nhận phản ánh của dư luận, cũng như quá trình kiểm tra thực tế", thông tin từ Bộ Công thương cho biết.

Tiềm Giang - thủ phủ tôm hùm đất của Trung Quốc

Theo Hiệp hội nghề cá Trung Quốc, năm 2018, sản lượng tôm hùm đất ở Trung Quốc đạt 1,1 triệu tấn, dự kiến sẽ tăng trong năm nay. Tôm hùm đất rất phổ biến ở Trung Quốc, nó được chế biến sẵn làm thức ăn nhanh bán ở các siêu thị hay nhà hàng, hoặc bán qua ứng dụng gọi món trên điện thoại.

Theo Hiệp hội nghề cá Trung Quốc, năm 2018, sản lượng tôm hùm đất ở Trung Quốc đạt 1,1 triệu tấn, dự kiến sẽ tăng trong năm nay. Tôm hùm đất rất phổ biến ở Trung Quốc, nó được chế biến sẵn làm thức ăn nhanh bán ở các siêu thị hay nhà hàng, hoặc bán qua ứng dụng gọi món trên điện thoại.

Nhà chế biến cà phê cao cấp gặp rủi ro về nguồn cung

Sản lượng của các giống cà phê đặc biệt có thể giảm, theo ông Heather Perry, phó chủ tịch của Klatch Coffee và chủ tịch hội đồng của Hiệp hội Cà phê Đặc sản.

Sự gia tăng của sản lượng cà phê arabica và robusta tiêu chuẩn khiến giá cà phê lao dốc trong khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với các thương hiệu độc quyền đang gia tăng ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.



Đức Quỳnh