|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa 15/3: Gạo Thái kém hấp dẫn, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục lao dốc

00:19 | 16/03/2019
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 15/3 nổi bật với thông tin gạo Thái Lan không hấp dẫn trong mắt các nhà nhập khẩu vì giá cao. Trong khi trên thị trường Ấn Độ, giá tiêu tiếp tục lao dốc khiến người nông dân rơi vào tình trạng khủng hoảng.


1. Gạo Thái kém hấp dẫn trong mắt các nhà nhập khẩu     

Theo Reuters, các thương nhân Thái Lan gặp khó khăn với việc thị trường quốc tế không mấy quan tâm tới gạo Thái vì giá cao. Cụ thể, giá gạo 5% tấm ghi nhận ở mức 380 - 385 USD/tấn (tính theo FOB), hầu như không thay đổi so với mức 380 - 390 USD/tấn của tuần trước.

"Giá gạo địa phương tăng nhẹ trong tuần này nhưng vì đồng baht suy yếu, giá xuất khẩu duy trì gần như không đổi", một thương nhân gạo có trụ sở tại Bangkok cho hay.

2. Giá tiêu giảm mạnh khiến nông dân Ấn Độ rơi vào khủng hoảng     

Kể từ tháng trước, giá tiêu đã giảm 30 rupee/kg. Việc giá giảm là do vụ mùa thu hoạch ở bang Karnataka và Tamil Nadu (Ấn Độ).

Đồng thời, các thương nhân cho rằng giá tiêu giảm mạnh là do nguồn cung dồi dào từ Việt Nam trên thị trường.

Sản lượng tiêu dự kiến đạt 70.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu bất lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka không đáp ứng được kì vọng ban đầu. Theo ước tính hiện tại, sản lượng tiêu đạt 50.000 tấn.

Theo qui luật thị trường, khi sản xuất giảm giá sẽ tăng. Mặc dù vậy, theo tình hình hiện tại, sản xuất đi xuống đồng thời giá cũng giảm mạnh.

3. Giá cà phê arabica năm 2019 dự kiến tăng khi sản lượng tại Brazil thấp     

Giá cà phê arabica sẽ tăng gần 20% vào cuối năm 2019 khi Brazil bước vào thời kì mất mùa của chu kì hai năm xảy ra một lần, nhờ đó đưa thị trường vào tình trạng thâm hụt toàn cầu, theo một cuộc khảo sát của Reutersngày 12/3.

Các chuyên gia dự đoán thâm hụt toàn cầu một triệu bao loại 60 kg trong niên vụ 2019 - 2020, trong khi ước tính thặng dư là 4,25 triệu bao niên vụ 2018 - 2019.

Nguồn cung toàn cầu thắt chặt trong mùa vụ tới dự kiến sẽ kéo giá cà phê arabica lên 1,25 USD/pound vào cuối năm 2019, tăng 24,8% so với chốt phiên ngày 11/3.

4. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm một nửa trong tháng 2     

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong tháng 2 đạt 79.540 tấn, trị giá gần 105,2 triệu USD, giảm hơn 49% về lượng và giảm 47% về trị giá so với tháng 1. Tuy nhiên, con số này tăng gần 57% về lượng và tăng 39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt hơn 237.000 tấn, trị giá 305,4 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng gần 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

5. Canada vẫn nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan: Niềm tin mù quáng hay chiến lược kinh tế?

Theo The Western Producer, Canada tiếp tục nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan, mặc dù quốc gia này đã ghi nhận hàng trăm trường hợp nhiễm dịch tả heo châu Phi (ASF).

Trong 11 tháng đầu năm 2018, Canada đã nhập khẩu hơn 25 triệu USD giá trị thịt heo từ quốc gia châu Âu, theo dữ liệu từ Bộ Nông Nghiệp Canada.

ASF là bệnh lây lan nhanh có thể gây ra sốt, chảy máu trong và tỉ lệ tử vong cao ở heo. Con người làm virus lan rộng bằng cách vận chuyển thịt bị nhiễm bệnh và dùng thức ăn thừa để chăn nuôi heo. Ngoài ra, heo rừng có thể tiêu thụ thịt và sau đó truyền virus cho heo nuôi.

Dịch bệnh đã lây nhiễm ở đàn heo tại Trung Quốc, Việt Nam, Nga và phần lớn miền Đông châu Âu. Nếu nó xảy ra ở Canada, các quốc gia khác có thể cấm nhập khẩu thịt heo từ quốc gia Bắc Mỹ này, điều có thể gây thiệt hại hàng tỉ đô cho nền kinh tế.

Chiến lược mới của Tereos khi đối mặt với sự bất ổn của thị trường đường EUChiến lược mới của Tereos khi đối mặt với sự bất ổn của thị trường đường EU Nghe giá điện tăng... doanh nghiệp thuỷ sản Nghe giá điện tăng... doanh nghiệp thuỷ sản 'sốc' USDA: Ngành đường Nam Phi khốn đốn vì thuế USDA: Ngành đường Nam Phi khốn đốn vì thuế

Tố Tố

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.