|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa 13/8: Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản giảm, đậu nành Mỹ chịu áp lực từ chiến tranh thương mại

18:45 | 13/08/2019
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin áp lực chiến tranh thương mại, đậu nành Mỹ chuyển hướng sang Đông Nam Á. Cạnh tranh khốc liệt với tôm Việt Nam, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản giảm.

Giá khí đốt tự nhiên Mỹ đang đi ngược xu hướng nhu cầu

 Trong khi nhu cầu khí đốt tự nhiên Mỹ đạt mức cao chưa từng thấy và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng, giá khí đốt đang giảm dần.

Tuần trước, giá khí đốt Mỹ gia sau đã xuống mức thấp nhất trong 3 năm, trong khi giá giao ngay ghi nhận mức thấp nhất trong mùa hè hơn 20 năm qua.

Áp lực chiến tranh thương mại, đậu nành Mỹ chuyển hướng sang Đông Nam Á?

Theo Nikkei, Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố hôm thứ Hai (13/8) cho thấy ngay cả khi sản lượng đậu nành được dự báo giảm 20% trong năm 2019 xuống gần 3,7 tỉ giạ (1 giạ = 36 lit) thì lượng đậu nành dư thừa vẫn lên tới 755 triệu giạ, chỉ giảm 5% so với năm ngoái.

Bản báo cũng không mấy khả quan đối với nông dân trồng ngô khi giá mặt hàng này tại Chicago giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5 do sản lượng lớn.

Làm thế nào để nâng cao năng suất mía?

 Để tăng năng suất mía, nông dân có thể áp dụng trồng mía trước mùa khô kết hợp tưới nhỏ giọt.

Được biết đến là loại cây công nghiệp dễ trồng, mía có thể thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, PH trung tính, thoát nước tốt, độ dốc <100 sẽ là tiền đề cho cây mía sinh trưởng vượt trội.

Người trồng hồ tiêu Campuchia gặp khó do cung vượt cầu

Hồ tiêu Kampot, một trong những sản phẩm hàng đầu của Campuchia, đang chịu áp lực do nguồn cung dư thừa khiến nông dân từ bỏ sản xuất.

Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), cho biết sản lượng hồ tiêu đã liên tiếp tăng hàng năm mặc dù khối lượng đơn đặt hàng vẫn giữ nguyên. 

Cạnh tranh khốc liệt với tôm Việt Nam, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản giảm

 Theo VASEP, do không có cỡ tôm phù hợp với thị hiếu của Nhật Bản, song song với cạnh tranh khốc liệt từ tôm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia; xuất khấu tôm Ấn Độ sang đất nước mặt trời mọc giảm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong bối cảnh giá tôm thế giới giảm và phải đối mặt với nhiều khó khăn từ thị trường nhập khẩu, Ấn Độ vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong xuất khẩu tôm sang Mỹ.


H.Mĩ