Thị trường hàng hóa 12/6: Ấn Độ có thể giảm xuất khẩu gạo, Philippines đồng ý nhập khẩu 200.000 tấn đường
1. Philippines đồng ý nhập khẩu 200.000 tấn đường để ổn định thị trường nội địa
Chính phủ Philippines đã cho phép các thương nhân nhập khẩu 200.000 tấn đường để ổn định nguồn cung và giá đường trên thị trường trong nước.Theo đó, hôm thứ Hai (11/6), Cơ quan Quản lý đường (SRA) của Philippines đã phát hành Đơn đặt hàng đường 10 (SO-10), cho phép nhập khẩu đường trong năm mùa vụ 2017-2018.
Trong tổng số khối lượng được SRA phê duyệt, gồm 100.000 tấn đường tinh luyện được các nhà đóng chai sử dụng; 50.000 tấn, đường tinh luyện cấp tiêu chuẩn; và 50.000 tấn đường thô để tiêu thụ trong nước.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, ông Emmanuel F. Piñol cho biết, đường nhập khẩu dự kiến sẽ được đưa vào thị trường trong thời gian sớm nhất có thể để chặn đà tăng của giá đường.
2. Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam: Không thể rập khuôn mô hình nước ngoài
Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa trở thành một phương thức kinh doanh hiện đại mà nhiều nước đã và đang phát triển áp dụng thành công hàng trăm năm qua.
Ngày 16/7 tới đây, Sàn Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động để kết nối liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới. Là một nước có thế mạnh cung ứng hàng hóa nông sản nhưng hầu hết các sàn giao dịch của Việt Nam trước đây đều hoạt động lay lắt.
Nguyên nhân thì nhiều, trong đó có sự thiếu năng lực để xây dựng một sàn giao dịch hàng hóa phù hợp với đặc trưng sản xuất trong nước.
3. 5 tháng, chi hơn 3,6 tỷ USD nhập xăng dầu
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, 5 tháng qua, cả nước nhập khẩu 5,56 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 3,61 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ 2017.
Đáng chú ý, trong tháng 5/2018, mặc dù lượng xăng dầu nhập khẩu chỉ tăng 12,3% nhưng về giá trị lại tăng 49,4% so với tháng 5/2017.
4. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm tới 1 triệu tấn trong năm tài chính 2019
Một báo cáo mới đây cho biết, xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm tới 1 triêu tấn trong năm tài chính hiện tại vì khả năng Bangladesh giảm giảm nhập khẩu.
Cụ thể, theo một báo cáo từ India Ratings, nhập khẩu gạo của Bangladesh có thể giảm trong năm 2018 - 2019 vì sản lượng gạo nội địa tăng nhờ mùa vụ phục hồi và diện tích gieo cấy được mở rộng sau khi giá gạo lên cao trong năm 2017. Kết quả là, xuất khẩu của Ấn Độ có thể giảm 0,5 - 1 triệu tấn.
Trong năm tài chính 2017 - 2018, xuất khẩu gạo của quốc gia này đã tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước lên 12,7 triệu tấn nhờ nhu cầu đối với gạo non basmati từ Bangladesh, châu Phi và Sri Lanka tăng.
Xem thêm |