Thị trường hàng hóa 11/7: Kinh phí hỗ trợ heo tiêu hủy của Hưng Yên vượt ba lần ngân sách, có thể thiếu hụt nguồn cung điện năm 2020
Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy heo vượt gấp ba lần ngân sách dự phòng, tỉnh Hưng Yên sẽ huy động tiền ở đâu?
Trao đổi tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi diễn ra sáng ngày 11/7, ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, cho biết ngân sách dự trữ chỉ có 180 tỉ đồng nhưng số tiền tiêu hủy heo đã lên tới 600 tỉ đồng.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, người viết đã có cuộc trảo đổi ngắn với ông Quang trước khó khăn về nguồn kinh phí.
Cả nước tiêu hủy hơn 3,3 triệu con heo vì dịch ASF, nhiều tỉnh 'kêu' thiếu kinh phí hỗ trợ tiêu hủy heo bệnh
Tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sau khi bùng phát tại tỉnh Hưng Yên hồi tháng 2/2019, tính đến ngày 8/7, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại hơn 5.400 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố.
Hiện, cả nước chỉ còn tỉnh Ninh Thuận là chưa phát hiện có dịch tả heo châu Phi.
Để hàng dệt may đạt quy tắc xuất xứ, tận dụng lợi thế của EVFTA
Trao đổi với người viết bên lề hội thảo "Nhận diện cơ hội kinh doanh trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sớm được thông qua" hôm 10/7, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCharm), cho biết quy tắc xuất xứ của EVFTA có một chút khác biệt so với quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu.
Trong khi đó, có một số trường hợp quy tắc xuất xứ của GSP có lợi hơn so với EVFTA.
Bộ Công Thương cảnh báo thiếu hụt nguồn cung điện từ 2020
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng điện sản xuất uớc đạt 117,38 tỉ kWh, tăng 10,6% so với cùng kì năm 2018.
Sản lượng điện thương phẩm uớc đạt hơn 100 tỉ kWh, tăng 10%. Tổn thất điện năng uớc thực hiện gần 6,6%, giảm 0,17% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Cơ hội cho nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng Việt Nam tiến sâu vào Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới, nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng các cơ hội để khai thác sâu dư địa của thị trường tiềm năng này.
Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt khoảng 10,7 tỉ USD, tăng 40% so với năm 2017.