Thị trường hàng hóa 1/5: Nhu cầu thịt heo giảm mạnh, giá hồ tiêu Ấn Độ tăng
Xuất khẩu tôm Việt Nam: Những lợi thế cạnh tranh
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố sơ bộ mức thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với 31 doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế 0%.
Theo DOC, các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta (Fimex VN) và Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company) đã không bị bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2017 đến ngày 31/1/2018.
Giá hồ tiêu Ấn Độ tăng 20 rupee/kg sau vụ đánh bom ở Sri Lanka
Sau vụ đánh bom liên hoàn ở Sri Lanka vào Chủ nhật (21/4), giá hồ tiêu ở Ấn Độ đã tăng khoảng 20 rupee/kg lên 320 rupee/kg. Giá tiêu dự kiến sẽ tăng hơn nữa, do việc nhập khẩu từ Sri Lanka có thể sẽ chậm lại.
Theo những người trồng tiêu Ấn Độ, giá hồ tiêu đã giảm từ mức 400 rupee vào năm 2018 xuống mức 300 rupee vào năm 2019. Trong 5 năm qua, mức giá cao nhất là vào năm 2015 khi giá đạt khoảng 700 rupee/kg. Sau đó giá bắt đầu giảm do Ấn Độ nhập khẩu tiêu Việt Nam thông qua Sri Lanka.
Quyết định của Mỹ về nhập khẩu dầu Iran có thể ảnh hưởng tiêu cực tới ngành gạo basmati Ấn Độ
Với tỉ trọng xuất khẩu gạo basmati sang Iran, bất kì sự điều tiết nào về doanh số bán hàng trên thị trường này đều có thể có tác động giảm giá đối với gạo basmati trên toàn cầu.
Thông báo gần đây về việc chấm dứt miễn trừ cho phép Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, mặc dù đã áp dụng lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran, của chính quyền Mỹ trong tuần cuối của tháng 5 đã dẫn đến sự không chắc chắn về việc nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ quốc gia Trung Đông.
Nhu cầu tiêu thụ thịt heo giảm mạnh dịp nghỉ lễ
Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn (quốc lộ 1A, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), khoảng 10 ngày trở lại đây, lượng heo từ các tỉnh phía Bắc vào Nam tăng mạnh.
Cụ thể, trung bình mỗi ngày có từ 10 - 12 xe (khoảng 1.800 con heo) từ các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Bình Thuận … đi qua địa bàn Đồng Nai vào Nam tiêu thụ, tăng gần gấp đôi so với tháng trước đó, theo báo Đồng Nai.
Lo nông sản Việt phải mượn đường Thái Lan để vào Trung Quốc
Nhiều khả năng nông sản Việt Nam sẽ phải đi đường vòng qua Thái để xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit, cho biết vừa gặp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu sang Trung Quốc.
Vốn tư nhân đổ vào năng lượng tái tạo
Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, tổng công suất lắp đặt nguồn điện cả nước sẽ tăng từ 47.000 MW hiện nay lên đến 130.000 MW vào năm 2030. Như vậy, hơn 80.000 MW nguồn điện mới cần phải được xây dựng và đưa vào vận hành trong khoảng 10 năm tới, cùng với đó là cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối. Ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn này là đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… và giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống.
Xét về nguồn vốn đầu tư, từ nay đến năm 2030, ngành điện cần 148 tỷ USD. Dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, nhưng đầu tư mới vào ngành điện vẫn cần phải huy động từ khu vực tư nhân.