|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Lo nông sản Việt phải mượn đường Thái Lan để vào Trung Quốc

14:31 | 01/05/2019
Chia sẻ
Nhiều khả năng nông sản Việt Nam sẽ phải đi đường vòng qua Thái để xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit, cho biết vừa gặp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Phía Trung Quốc đang hiện thực hoá lộ trình siết hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản theo đúng như thông báo của họ từ năm 2018. Cơ quan quản lý Trung Quốc muốn Việt Nam phối hợp chặt chẽ với họ để kiểm soát chất lượng, an toàn nông sản nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Nếu Chính phủ Việt Nam không quan tâm đúng mức, đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ khó đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch và mở rộng thêm mặt hàng vào Trung Quốc.

Đến nay, Trung Quốc mới cho phép 8 loại nông sản Việt Nam vào thị trường của họ, trong khi đã mở cửa cho 23 loại từ Thái Lan. Vậy nên, nếu nhà nước không vào cuộc, nhiều khả năng nông sản Việt Nam sẽ phải đi đường vòng qua Thái để xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp Việt bị hạn chế. 

Lo nông sản Việt phải mượn đường Thái Lan để vào Trung Quốc - Ảnh 1.

Nếu Nhà nước không quyết tâm và tích cực hỗ trợ, nguy cơ nông sản Việt sẽ phải đi đường vòng để vào thị trường Trung Quốc hoặc rơi vào cảnh bị nhà mua hàng Trung Quốc thao túng

"Tôi đã làm ăn rất nhiều năm với Trung Quốc nên hiểu rõ sự khác biệt giữa thị trường này với các thị trường châu Âu, Mỹ. Nếu với Mỹ, doanh nghiệp mua hàng chỉ cần mang hàng đi kiểm tra, lấy chứng nhận vào thị trường thì với Trung Quốc, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải nắm chắc các quy định của họ, đồng thời phải đứng ra giải quyết" – ông Viên nói.

Chẳng hạn, Trung Quốc họ cần 1 công hàm của Chính phủ Việt Nam gửi cho họ và họ trả lời công hàm đó, ghi rõ những điều kiện để nhập hàng. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện thêm một bước là gửi công hàm đăng ký doanh nghiệp, nhà máy, trang trại/vườn ở đâu… cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Từ danh sách đăng ký này, Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, cử người sang kiểm tra rồi mới công nhận và cho nhập hàng. 

"Lẽ ra chỉ cần doanh nghiệp làm việc trực tiếp với hải quan thì Trung Quốc yêu cầu phải qua cơ quan nhà nước. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao Cục Bảo vệ Thực vật thực hiện nhưng Cục không hiểu rõ về những quy định này" – ông Viên nêu thực tế và cho biết giải pháp để xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc là doanh nghiệp phải hiểu, sau đó giải trình lại cho Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam hiểu. Tiếp đến, Cục lại nói cho hải quan Trung Quốc hiểu… 

"Tuy  nhiên, không nhiều doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Với tình hình này, nguy cơ phía Trung Quốc cho doanh nghiệp của họ sang Việt Nam thu mua nông sản để mang về nước theo đường chính ngạch, thao túng thị trường Việt Nam… doanh nghiệp Việt càng khốn khổ hơn" – ông Viên lo ngại. 

Phương An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.