Thị trường dầu chìm trong rủi ro địa chính trị với khủng hoảng ở Trung Đông, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung
Nhân tố Trung Quốc và những tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới | |
Thị trường dầu vượt qua nỗi sợ dầu đá phiến |
Bên cạnh đó, giới thương lái cho biết tranh chấp thương mãi giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cũng là nhân tố giúp thị trường dầu tăng giá.
Theo đó, giá dầu thô Brent giao tương lai đạt 72,14 USD/thùng vào lúc 5h36 (giờ GMT), tăng 0,1% so với mức chốt phiên ngày hôm trước. Tương tự, giá dầu thô ngọt, nhẹ WTI giao tương lai của Mỹ đã tăng 0,3% lên 67,03 USD/thùng.
Tại Trung Quốc, giá dầu thô giao kỳ hạn trên sàn Thượng Hải cũng tăng 8,9 nhân dân tệ lên 427,1 nhân dân tệ/thùng (tương đương 68,03 USD/thùng), tăng 2,1% và đạt khối lượng giao dịch kỷ lục kể từ khi được mở vào cuối tháng 3.
Cả giá dầu Brent và WTI giao kỳ hạn đều đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 ở 73,09 USD/thùng và 67,45 USD trong phiên giao dịch ngày 11/4, sau khi Arab Saudi cho biết ngăn chặn thành công tên lửa nhắm vào thủ đô Riyadh và Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Nga về hoạt động quân sự tại Syria.
“Rủi ro địa chính trị đã loại bỏ thông tin về lượng dự trữ dầu tại Mỹ tăng đột biến”, ngân hàng ANZ cho biết hôm 12/4.
Ảnh minh họa. |
Cùng ngày, đại diện của chính quyền Trung Quốc nhận định, tranh chấp thương mại diễn ra giữa Mỹ - Trung Quốc với cả 2 bên đe dọa áp thuế nhập khẩu đối với hàng loạt hàng hóa của nhau, là sự kích động một phía từ Mỹ, và chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa nếu Washington không rút lại những đe dọa về thuế quan.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng nói thêm vẫn chưa có bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào với Mỹ về những tranh chấp thương mại này.
Mặc dù thị trường vẫn trong trạng thái căng thẳng, nguồn cung dầu vẫn rất lớn, chủ yếu là vì hoạt động khai thác tại Mỹ.
Cụ thể, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 3,3 triệu thùng lên 428,64 triệu thùng. Trong khi sản xuất dầu thô của Mỹ cũng ghi nhận mức kỷ lục mới ở 10,53 triệu thùng/ngày vào tuần trước, tăng 1/4 kể từ giữa năm 2016.
Hiện, Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô nhiều hơn nhà xuất khẩu hàng dầu hàng đầu là Arab Saudi, và chỉ đứng sau Nga, với ít hơn 11 triệu thùng/ngày.