Nhân tố Trung Quốc và những tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới
Giá dầu Brent chạm 71 USD/thùng lần đầu tiên từ năm 2014 | |
Saudi Arabia: Các quốc gia sản xuất dầu mỏ sẽ tiếp tục hợp tác sau năm 2018 |
Đây không phải là một nhận định bất hợp lý, khi số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã nhập 8,4 triệu thùng/ngày vào năm 2017, tăng 800.000 thùng/ngày hay 10,1% so với năm trước. Con số tăng thêm nêu trên tương đương gần một nửa mức tăng trong nhu cầu của toàn thế giới.
Trong báo cáo công bố hồi đầu tháng này, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) dự báo quốc gia châu Á này trong năm 2018 sẽ nhập khẩu 452 triệu tấn dầu, tương đương 9 triệu thùng/ngày và tăng khoảng 600.000 thùng/ngày so với năm 2017. Con số này thấp hơn so với năm trước nhưng vẫn là một lực đẩy đáng kể đối với nhu cầu dầu thô trên toàn cầu.
Nhiều dự đoán cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu thô của thế giới. Ảnh minh họa: AP/TTXVN |
Song CNPC cũng dự báo rằng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Trung Quốc sẽ gia tăng trong năm 2018, với lượng xuất khẩu dầu diesel dự kiến tăng 47% lên 23,8 triệu tấn (tăng khoảng 167.000 thùng/ngày). Xuất khẩu xăng cũng được dự báo sẽ tăng 23% lên khoảng 12,8 triệu tấn (tăng 81.000 thùng/ngày).
Ở châu Á, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có các nhà máy lọc dầu và các nước này đều xuất khẩu các sản phẩm của họ
Theo giới quan sát, hiện đã có dấu hiệu cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đã tác động đến lợi nhuận trong lĩnh vực lọc dầu ở khu vực. Điển hình là tại Singapore, mức lợi nhuận trên mỗi thùng tại một nhà máy lọc dầu ở nước này đã giảm xuống từ mức 9,07 USD hồi tháng 9/2017 xuống còn 6,22 USD trong phiên giao dịch ngày 25/1.
Tất nhiên giá dầu thô tăng cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của các cơ sở lọc dầu. Nhưng điều mà các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á không mong muốn chứng kiến đó là sự gia tăng xuất khẩu từ Trung Quốc.