|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán sẽ ra sao khi thoái vốn, cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu về đích năm 2020?

16:01 | 10/01/2020
Chia sẻ
Theo phân tích của các công ty chứng khoán, hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa là yếu tố hỗ trợ thị trường chứng khoán trong năm nay. Bên cạnh đó, thị trường cũng có thể thu hút thêm tiền từ nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa sôi động.

'Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng'

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua năm 2019 hồi phục sau khi giảm sâu vào năm 2018. Đóng cửa năm, VN-Index tăng gần 7,7% so với cuối năm 2018, qui mô vốn hóa thị trường tăng 10,6%, tương đương 79,2% GDP.

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh và NĐT có xu hướng rút ròng khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên, nhưng khối ngoại tiếp tục mua ròng trên TTCK Việt Nam. Tính đến ngày 31/12, khối ngoại mua ròng 7.339 tỉ đồng trên toàn thị trường, giảm 83% so với năm 2018.

xxx - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phan Quân

Bên cạnh việc tiếp tục đón dòng vốn ngoại trong năm 2019, việc Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán được kì vọng góp phần cải thiện chất lượng của hàng hóa, doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, chủ thể tham gia thị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên khai trương giao dịch năm 2020.

Đánh giá về thị trường năm nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, đổi mới mô hình tăng trưởng, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Do vậy, việc phát triển thị trường chứng khoán bền vững và phát huy vai trò của thị trường chứng khoán là rất quan trọng.

Năm 2020 cũng là năm hoàn tất công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết thêm.

Thị trường không thuận lợi tác động đến thoái vốn

Hoạt động cổ phần hóa trở thành một mục tiêu quan trọng trong năm 2020 trong bối cảnh thực hiện chậm trễ. Theo Chứng khoán BSC, số doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg - ĐMDN là 36 đơn vị trên tổng số 127 đơn vị, tương đương 28% kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó,  tình hình thoái vốn cũng chậm chễ. Lũy kế giai đoạn 2017 - 2019, giá trị thoái vốn nhà nước tại 44 đơn vị thuộc Quyết định số 1232 năm 2017 đạt 4.566 tỉ đồng, đạt 7,5% so với kế hoạch (chỉ tiêu 2017 - 2020 thoái vốn gần 60.000 tỉ đồng).

Bên cạnh lý do thị trường chứng khoán năm 2019 chưa thực sự thuận lợi cho nhu cầu bán vốn, một trong những nguyên do gây ra sự chậm trễ này đến từ việc khó khăn trong định giá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt trong công tác xác lập hồ sơ pháp lý để định giá đất đai mà các doanh nghiệp này sở hữu. 

Thêm vào đó, các quy định về giá bán vốn tại Nghị định 32 cũng phần nào gây ra sự trì hoãn trong việc xác định giá thoái vốn, Báo cáo Chiến lược 2020 của Chứng khoán BSC nêu.

Thị trường chứng khoán sẽ ra sao khi thoái vốn, cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu về đích năm 2020? - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán năm 2019 không thuận lợi cũng tác động đến hoạt động thoái vốn. Đồ họa: Alex Chu

Góc nhìn 2020 từ các CTCK như thế nào?

Với những phân tích đưa ra, Chứng khoán BSC cho rằng với nhu cầu ngày càng gia tăng về vốn đầu tư công cũng như yêu cầu về tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán, công tác cổ phần hóa, thoái vốn và niêm yết sẽ được đẩy mạnh hơn trong năm 2020.

Theo đánh giá của Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), việc húc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn và niêm yết doanh nghiệp nhà nước là một chính sách hỗ trợ kinh tế và cải cách thị trường chứng khoán.

Cùng quan điểm, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng trong năm 2020, những kì vọng, khó khăn và rủi ro tiềm ẩn đối với TTCK Việt Nam không khác biệt nhiều so với năm 2019. Đó là kì vọng về tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và khả năng thăng hạng của thị trường.

Chi tiết hơn, nếu hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa có thể sôi động trở lại trong năm 2020, thị trường cũng có thể thu hút thêm tiền từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng qui mô sẽ không lớn như năm 2017, Báo cáo Chiến lược 2020 của Chứng khoán Rồng Việt nêu.

Cụ thể về ngành bảo hiểm, theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt nhận định kế hoạch thoái vốn của Chính phủ đối với ngành bảo hiểm dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới. Điều này làm gia tăng hợp tác giữa các công ty bảo hiểm trong nước và các đối tác nước ngoài trong việc nâng cao chuyên môn bảo hiểm và trình độ quản lí.

Để tháo gỡ những điểm nghẽn trong hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa, Bộ Tài Chính trình dự thảo sửa đổi Nghị định 126/2017/NĐ-CP và 32/2018/NĐ-CP. 

Trong trường hợp tích cực, dự thảo có thể được ban hành và có hiệu lực ngay đầu năm 2020, khi đó Chứng khoán Rồng Việt kì vọng hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa sẽ diễn ra sôi động trong nửa cuối năm sau. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhận định một vài thương vụ thoái vốn và cổ phần hóa lớn có thể sẽ diễn ra trong năm 2020 như Vietnam Airlines, Lọc Hóa dầu Bình Sơn, PVOil và PVPower.

Thị trường chứng khoán sẽ ra sao khi thoái vốn, cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu về đích năm 2020? - Ảnh 2.

Nguồn: VDSC


Hoàng Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.