|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên cuối tháng 1: VN-Index giảm gần 23 điểm giữa lo ngại virus corona, nhóm hàng không và thủy sản giảm sâu, cổ phiếu dược đồng loạt tăng trần

10:00 | 31/01/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên cuối tháng 1 tiếp tục giảm điểm với tâm lí lo ngại tình hình virus corona, đáng chú ý các cổ phiếu dược CDP, DHT, DNM, DHG, JVC đồng loạt tăng kịch trần.

Kết phiên, VN-Index giảm 22,96 điểm (2,39%) xuống 936,62 điểm; HNX-Index giảm 1,68% xuống 102,36 điểm; UPCoM-Index giảm 1,08% xuống 55,13 điểm.

Độ rộng thị trường ghi nhận 474 mã giảm giá so với 179 mã tăng giá và 146 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao với khối lượng giao dịch 322 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.618 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 865 tỉ đồng.

Phiên giao dịch buổi chiều, áp lực bán càng diễn ra mạnh hơn khiến VN-Index giảm gần 23 điểm, thậm chí VN30-Index mất tới hơn 27 điểm. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sàn như VJC, VNM, DPM, GMD; các mã BVH, SSI, HDB cũng có thời điểm chạm tới mức giá thấp nhất phiên.

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch khởi sắc trong phiên sáng, đến cuối phiên chiều cũng lần lượt đảo chiều giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là mã TCB với tỉ lệ 5,7% xuống còn 21.600 đồng/cp. Ở chiều ngược lại, hai mã CTG, VBB vẫn giữ được sắc xanh.

Các mã thủy sản AGF, ANV, VHC và khu công nghiệp SZB, TIP, D2D, ITA đồng loạt giảm sàn; diễn biến tương tự cũng xảy đến với các cổ phiếu "họ FLC" ART, HAI, KLF, AMD. Cổ phiếu VRC quay đầu giảm hết biên độ xuống 6.600 đồng/cp sau khi trải qua hai phiên tăng kịch trần.

Trong bối cảnh toàn thị trường hỗn loạn, các cổ phiếu dược CDP, DHT, DNM, DHG, IMP, JVC đồng loạt tăng trần với hiệu ứng tâm lí từ dịch virus. Cổ phiếu GAB tăng kịch trần phiên thứ 12 liên tiếp lên 44.200 đồng/cp.

Tính đến 14h05, VN-Index giảm 12,3 điểm (1,28%) xuống 947,28 điểm; HNX-Index giảm 1,16% xuống 102,91 điểm; UPCoM-Index giảm 0,92% xuống 55,22 điểm.

Áp lực bán quay lại trong phiên chiều khiến các chỉ số chìm trong sắc đỏ. Hai mã hàng không VJC, HVN dư bán sàn hàng trăm nghìn đơn vị. Cổ phiếu ANV cũng giảm sàn xuống 19.300 đồng/cp.

Cổ phiếu khu công nghiệp SZB, SZL, D2D, ITA; các mã "họ FLC" ART, HAI, KLF đồng loạt nằm sàn. Cổ phiếu VRC cũng đảo chiều giảm hết biên độ sau hai phiên tăng kịch trần.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,43 điểm (0,46%) xuống 955,15 điểm; HNX-Index tăng 0,21% lên 104,33 điểm; UPCoM-Index giảm 0,43% xuống 55,49 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechips CTG, BID, VHM, MSN, VCB, SAB, BVH đảo chiều tăng giá giúp VN-Index hồi phục đáng kể. Trên HNX, cổ phiếu DHT tăng trần, cùng với các mã SHB, CEO, ACB, PVI giúp HNX-Index lấy lại sắc xanh.

Nhóm ngân hàng giao dịch tích cực trở lại cũng là động lực nâng đỡ thị trường, điển hình là SHB, CTG, BID, MBB, STB, VPB; dù vậy các mã TCB, TPB, VIB, HDB vẫn tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ. Cổ phiếu dược đồng loạt tăng trần với CDP, DHT, DNM, DHG, JVC; hai mã DMC và IMP cũng có thời điểm chạm tới giá cao nhất phiên.

Nhóm Viettel giao dịch khởi sắc với VGI, VTK, VTP tăng giá, riêng mã CTR giảm 6,1%. Cổ phiếu GAB tăng trần phiên thứ 12 liên tiếp, hiện đạt mức giá 44.200 đồng/cp; trong khi đó các mã còn lại "họ FLC" đều giao dịch kém sắc.

Nhóm cổ phiếu hàng không và thủy sản tiếp tục chịu áp lực bán do lo ngại ảnh hưởng từ dịch virus. Cổ phiếu VJC, ANV giảm sàn; các mã MPC, VHC, HVN, SAS, NCT cũng giảm sâu.

Độ rộng thị trường trong phiên sáng ghi nhận 373 mã giảm giá, 193 mã tăng giá và 125 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 2.483 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 366,7 tỉ đồng.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 6,17 điểm (0,64%) xuống 953,41 điểm; HNX-Index 0,38% xuống 103,71 điểm; UPCoM-Index giảm 0,48% xuống 55,46 điểm.

Nhiều cổ phiếu bluechips đảo chiều tăng giá như CTD, CTG, VPB, BID, MSN, BVH, dù vậy chưa đủ giúp thị trường hồi phục; trong khi đó cổ phiếu VJC vẫn giảm sàn và dư bán gần 10.000 đơn vị.

Vietjet Air kết thúc quí IV/2019 với doanh thu thuần hợp nhất giảm 22% so với cùng kì, đạt 12.600 tỉ đồng. Lợi nhuận gộp giảm 44% còn 1.325 tỉ đồng, tỉ suất giảm từ gần 15% xuống còn 10,5%.

Cổ phiếu VHM tăng 0,3% sau khi công bố doanh thu năm 2019 của Vinhomes tăng 34% so với năm trước, lợi nhuận ròng tăng 64% và đạt mức kỉ lục 24.200 tỉ đồng.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 6,03 điểm (0,63%) xuống 953,55 điểm; HNX-Index giảm 0,38% xuống 103,71 điểm; UPCoM-Index giảm 0,34% xuống 55,54 điểm.

Sau khi cho rằng còn quá sớm để coi virus corona là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu hôm 24/1, đến rạng sáng 31/1 theo giờ Việt Nam WHO đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến chủng virus nguy hiểm và đang lây lan nhanh này.

Thị trường chứng khoán phiên 31/1 tiếp tục giảm sâu sau thông tin trên; toàn thị trường ghi nhận 298 mã giảm giá, 121 mã tăng giá và 111 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm VN30 có 21 mã giảm giá và 7 mã tăng giá, đáng chú ý cổ phiếu VJC của hãng hàng không Vietjet Air giảm sàn xuống còn 130.200 đồng/cp.

Cùng với đó, các cổ phiếu hàng không cũng tiếp tục giảm sâu do lo ngại bị ảnh hưởng từ dịch virus. Cổ phiếu HVN giảm 6,7% xuống 28.450 đồng/cp, các mã AST, NCT, ACV giảm trên 1%.

Nhóm thủy sản ghi nhận các mã FMC, VHC, MPC giảm giá, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu chính sang thị trường Trung Quốc; cổ phiếu ANV giảm sàn xuống 19.300 đồng/cp.

Tâm lí tiêu cực cũng lan rộng sang nhiều nhóm ngành, trong đó nhóm ngân hàng tác động nhiều nhất lên đà giảm với TCB, HDB, VCB, MBB, STB. Riêng cổ phiếu CTG tăng 1,2% lên 24.650 đồng/cp.

Dịch corona cũng khiến giới đầu tư lo ngại nhu cầu năng lượng có thể bị ảnh hưởng, giá xăng dầu phiên 31/1 giảm hơn 2%. Cùng xu hướng, các cổ phiếu dầu khí OIL, BSR, PVD, GAS, PVS, PLX, PVC phiên sáng nay chìm trong sắc đỏ.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 30/1 quay đầu tăng điểm về cuối phiên sau khi WHO nhận định Trung Quốc vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh virus corona.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 124 điểm, tương đương 0,44%. Lúc thấp nhất phiên, có lúc chỉ số này giảm 244 điểm. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq cùng đóng cửa tăng khoảng 0,3%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Sơn Tùng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.