|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 20/3: Hơn 9.000 tỉ đổ vào thị trường, VN-Index lấy lại mốc 1.000 điểm

15:02 | 20/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 20/3, sắc đỏ bao phủ cả hai sàn. Lực cầu tăng nhẹ trong phiên chiều giúp VN-Index bớt giảm sâu nhưng vẫn giằng co mạnh.

Kết phiên, VN-Index giảm 4,29 điểm (0,43%) xuống 1.002,3 điểm; HNX-Index giảm 0,4% xuống 109,62 điểm; UPCoM-Index giảm 0,16% xuống 57,01 điểm. 

Thị trường chứng khoán 20/3: Hơn 9.000 tỉ đổ vào thị trường, VN-Index lấy lại mốc 1.000 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến thị trường chứng khoán phiên 20/3. Nguồn: Vietstock Finance

Toàn thị trường ghi nhận 294 mã tăng, 358 mã giảm và 166 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 365 triệu đơn vị, tương ứng 9.124 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 120 triệu đơn vị, tương ứng 4.112 tỉ đồng. 

Đáng chú ý, phiên hôm nay xuất hiện hai giao dịch thỏa thuận khủng của VRE và MSN. Cụ thể, VRE được thỏa thuận 66,56 triệu cổ phiếu với mức giá sàn khoảng 35.100 đồng/cp và 36.250 đồng/cp, tương ứng hơn 2.336 tỉ đồng. 

MSN được thỏa thuận 6,4 triệu cp tại mức giá 87.000 và 84.700 đồng/cp, tương ứng hơn 560,7 tỉ đồng.

Lực cầu tích cực hơn vào phiên ATC giúp một số bluechips phục hồi nhưu BVH, VNM, SAB, HPG, POW, MBB. Tuy vậy, bộ ba nhà Vingroup như VHM vẫn giảm 1,9%, VRE với 4,1%, VIC mất 0,7%. 

Nhóm cổ phiếu họ FLC cũng ghi nhận sắc đỏ áp đảo với HAI, ROS, AMD, ART, ngược lại, FLC và KLF giữ giá tham chiếu.

Cổ phiếu OGC giữ mức giá sàn 5.190 đồng/cp với thanh khoản cao nhất HOSE (9,2 triệu đơn vị). 

Thị trường chứng khoán 20/3: Hơn 9.000 tỉ đổ vào thị trường, VN-Index lấy lại mốc 1.000 điểm - Ảnh 2.

Chứng khoán châu Á phiên 20/3. Nguồn: CNBC

Thị trường chứng khoán châu Á lại đảo chiều giảm trong phiên 20/3 sau những tin tức khá tiêu cực về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung hôm qua. 

Theo nguồn tin từ Bloomberg, gần như các lãnh đạo Trung Quốc đang có sự thay đổi lập trường sau khi đã nhất trí với đề xuất của Mỹ về điều chỉnh chính sách sở hữu trí tuệ. Do Trung Quốc chưa được Mỹ đảm bảo chắc chắn rằng thuế quan mà Washington áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ. 

Đồng thời, phía Trung Quốc đã rút lại lời hứa về bảo vệ dữ liệu ngành dược, không đưa chi tiết kế hoạch về cải thiện liên kết bằng sáng chế và từ chối nhượng bộ trong vấn đề dịch vụ dữ liệu. 

Chỉ số Shenzen Composite phục hồi so với phiên sáng nhưng vẫn giảm 0,248% xuống còn 1.684,57 điểm. Composite Thượng Hải giảm nhẹ còn 3.090,64 điểm. Cổ phiếu của nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đã giảm hơn 4,7% dù đã công bố thu nhập quý IV đạt kì vọng cao nhất. 

Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản đi ngược thị trường khi đóng cửa tăng 0,2% lên 21.608,92 điểm, với cổ phiếu của Fast Retailing Co Ltd tăng trưởng 0,69%.

Tính đến 14h, VN-Index giảm 7,08 điểm (0,7%) xuống 999,51 điểm; HNX-Index giảm 0,56% còn 109,44 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27% còn 56,95 điểm.

Đà giảm phần nào hạ nhiệt nhưng chưa đủ sức đưa VN-Index lấy lại mốc 1.000 điểm. Cổ phiếu OGC, YEG, LMH giảm sàn. Đáng chú ý, một số cổ phiếu vẫn ngược dòng thị trường như NVT, PPC, VHG, DPG để tăng kịch trần.  Nhóm dầu khí vẫn trong đà giảm sâu nhưng cổ phiếu điện đã hồi phục tích cực. Ngoài ra, số ít mã khác đảo chiều tăng điểm so với phiên sáng gồm NVL, KDH, MBS, TNG. 

Thị trường chứng khoán kết phiên sáng, VN-Index mất hơn 12 điểm

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 12,16 điểm (1,21%) xuống 994,43 điểm; HNX-Index giảm 1,07% còn 108,88 điểm; UPCoM-Index giảm 0,34% xuống 56,91 điểm.

Thị trường giao dịch tiêu cực với  374 mã giảm, 179 mã tăng và 140 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 174 triệu đơn vị, tương ứng 4.011 tỉ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 33,5 triệu đơn vị, tương ứng 1.170 tỉ đồng.

Trong đó, MSN tiếp tục được thỏa thuận 4,7 triệu đơn vị với mức giá 87.000 đồng/cp, tương ứng 416,7 tỉ đồng. Ngoài ra, VRE cũng được thỏa thuận 7,17 triệu đơn vị với 35.100 đồng/cp, tương ứng 251 tỉ đồng.

Việc VHM tiếp tục giảm 2,6% còn 91.600 đồng/cp là một trong những nguyên nhân chính khiến VN-Index lùi dưới mốc 995 điểm. Đồng thời, các mã vốn hóa lớn cũng đồng loạt lao dốc. Nhóm ngân hàng chỉ ghi nhận STB tăng 0,4% nhưng SHB và HDB giảm hơn 2,5%.

Nhóm bất động sản, xây dựng chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ FCN tăng 0,7%. Cùng diễn biến, nhóm chứng khoán, dầu khí đồng loạt giảm mạnh. VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam giảm 3%. Ngược lại, nhóm thép duy trì sự phân hóa với NKG, HSG, HPG tăng dưới 1%. Cổ phiếu thủy sản AAM có thời điểm tăng kịch trần, CMX tăng 2,5%.

Đáng chú ý, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 tiếp tục giảm sàn phiên thứ 13, còn 95.700 đồng/cp. Cổ phiếu OGC giảm sàn còn 5.190 đồng/cp. VRE cũng giảm 4,9% sau thông tin Warburg Pincus muốn bán gần 50 triệu cổ phiếu VRE với mức giá 35.100 - 36.550 đồng/cp.

Khối ngoại tích cực mua ròng 113 tỉ đồng trên HOSE, tập trung vào VCB, CTG, chứng chỉ quỹ E1VFVN30.

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 7,16 điểm (0,71%) xuống 999,43 điểm; HNX-Index giảm 0,63% xuống 109,36 điểm; UPCoM-Index giảm 0,11% còn 57,04 điểm.

Thị trường tiếp tục giảm sâu, dẫn đầu là bộ ba nhà Vingroup (VHM-VIC-VRE). CTG và MBB là hai mã của nhóm ngân hàng có thanh khoản cao nhất sàn HOSE, tương ứng 4 triệu và 3 triệu đơn vị. Trong khi đó, số ít mã bất động sản tăng điểm như KDH, DXG, NVL. Cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình hiện giảm 3,5% còn 19.250 đồng/cp.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 3,45 điểm (0,34%) xuống 1.003,14 điểm; HNX-Index giảm 0,29% xuống 109,73 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02% lên 57,11 điểm.

Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh tương tự như phiên mở cửa hôm qua (19/3). Các mã bluechips như VHM, GAS, VIC, VRE, MSN chịu áp lực bán mạnh. Chiều ngược lại, SAB, NVL, HPG, MBB, VCB tăng nhẹ.

Hầu hết các mã nhóm dầu khí, hàng không, dệt may, ngân hàng đều chìm trong sắc đỏ. Nhóm thép phân hóa rõ với NKG, HPG, HSG tăng nhưng TLH, VIS giảm.

Đáng chú ý, VHG tiếp tục tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, TTF tăng 4,6% sau phiên tăng trần hôm qua. Ngược lại, cổ phiếu OGC và YEG đều giảm sàn. 

Mới đây, CTCP Tập đoàn Đại Dương (Mã: OGC) đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 16 tỉ đồng, bằng 1/3 so với kết quả cả năm 2018. Tập đoàn cho biết, các chỉ tiêu kinh doanh hợp nhất ảnh hưởng trọng yếu, chiếm trên 90% từ CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Mã: OCH). Trong khi đó, khách sạn Sunrise Hội An đã bị kê biên để xử lý khoản nợ của Công ty IOC (Công ty con của Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương).

Phố Wall phiên 19/3, chỉ số Dow Jones giảm điểm sau chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp, dẫn đầu là cổ phiếu Apple trong lúc nhà đầu tư băn khoăn trước nhiều thông tin trái chiều về tiến triển của đàm phán thương mại Mỹ - Trung. 

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 26,72 điểm xuống còn 25.887,38 điểm. Apple là một trong những cổ phiếu giảm sâu nhất, mất 0,8%.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm nhẹ ở 2.832,57 điểm, còn chỉ số Nasdaq đóng cửa tăng 0,1%. Trong phiên, có lúc S&P500 và Nasdaq tăng tới 0,7% còn Dow Jones vọt lên gần 200 điểm.

Chứng khoán Mỹ 19/3: Dow Jones mất mốc 26.000 điểm giữa lo ngại căng thẳng thương mại tái bùng phátChứng khoán Mỹ 19/3: Dow Jones mất mốc 26.000 điểm giữa lo ngại căng thẳng thương mại tái bùng phát Nhận định thị trường chứng khoán 20/3: VN-Index có thể hồi phục trở lại khi tiếp cận vùng 996-1.001 điểmNhận định thị trường chứng khoán 20/3: VN-Index có thể hồi phục trở lại khi tiếp cận vùng 996-1.001 điểm Thị trường chứng khoán 19/3: Sắc đỏ nhuộm hai sàn, VN-Index mất hơn 5 điểmThị trường chứng khoán 19/3: Sắc đỏ nhuộm hai sàn, VN-Index mất hơn 5 điểm

Nhật Huyền