Thị trường chứng khoán 19/2: VN-Index diễn biến giằng co, cổ phiếu họ FLC đồng loạt tăng trần
Kết phiên, VN-Index tăng 0,83 điểm (0,09%) lên 928,76 điểm; HNX-Index giảm 0,7% xuống 109,3 điểm; UPCoM-Index tăng 0,27% lên 56,4 điểm.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán 20/2
Độ rộng thị trường tích cực với 383 mã tăng giá, 279 mã giảm giá và 154 mã đứng giá tham chiếu. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 251,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.140 tỉ đồng. Thanh khoản trên UPCoM tăng đột biến lên 1.241 tỉ đồng, riêng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VCP chiếm 1.076 tỉ đồng.
Xu hướng giằng co diễn ra trong suốt phiên giao dịch hôm nay, các chỉ số liên tục đảo chiều nhưng không biến động quá xa so với giá tham chiếu. Cổ phiếu bán lẻ PNJ, MWG bứt phá về cuối phiên, cùng với VIC, VNM, CTG giúp VN-Index đóng cửa trong sắc xanh. Chiều ngược lại, các mã BID, GAS, VRE tác động tiêu cực lên điểm số.
Nhóm ngân hàng điều chỉnh sau giai đoạn dẫn dắt thị trường tăng điểm; các nhóm thép, dệt may, thủy sản cũng giao dịch kém sắc.
Mặc khác, nhóm khu công nghiệp giao dịch bùng nổ sau EVFTA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Bộ ba D2D, ITA, TIP tăng kịch trần; các mã VRG, SNZ, SIP, BCM giao dịch sôi động giúp UPCoM-Index tăng gần 0,3%.
Các cổ phiếu "họ FLC" KLF, ROS, AMD, HAI đồng loạt tăng trần; còn lại GAB, FLC đều đóng cửa trong sắc xanh.
Tính đến 14h10, VN-Index tăng 0,44 điểm (0,05%) lên 928,37 điểm; HNX-Index giảm 0,52% xuống 109,5 điểm; UPCoM-Index tăng 0,43% lên 56,49 điểm.
Sự giằng co tiếp tục diễn ra trong phiên chiều, mặc dù vậy các cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch tích cực giúp VN-Index lấy lại sắc xanh.
Cổ phiếu mía đường bứt phá với SLS, LSS tăng kịch trần, mã SBT cũng bật tăng 2,1% lên 22.100 đồng/cp. Các cổ phiếu "họ FLC" KLF, ROS, AMD, HAI cũng tăng hết biên độ.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,68 điểm (0,07%) xuống 927,25 điểm; HNX-Index giảm 0,74% xuống 109,26 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34% lên 56,44 điểm.
Độ rộng thị trường phân hóa với 280 mã tăng giá, 263 mã giảm giá và 144 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường ghi nhận 148,9 triệu đơn vị giao dịch, tương ứng giá trị 3.170 tỉ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu VCP được giao dịch thỏa thuận hơn 853 tỉ đồng.
Các cổ phiếu MSN, POW, VPB, CTG tiếp tục giao dịch tích cực về cuối phiên sáng, dù vậy VIC suy yếu cùng áp lực bán từ BID, VRE, GAS, VCB, TCB khiến thị trường quay đầu giảm điểm.
Ngoài VPB và CTG, nhóm ngân hàng chìm trong sắc đỏ. Các cổ phiếu thép HPG, HSG, TLH, SMC cũng giao dịch kém sắc.
Trong khi đó, nhóm khu công nghiệp vẫn ngược dòng bứt phá với ITA tăng kịch trần; các mã VRG, SIP, SNZ, NTC giao dịch sôi động giúp UPCoM-Index giữ được sắc xanh. Các cổ phiếu nhóm Viettel CTR, VGI, VTP cũng tăng giá trở lại.
Tính đến 10h40, VN-Index tăng 2,41 điểm (0,26%) lên 930,34 điểm; HNX-Index giảm 0,42% xuống 109,61 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39% lên 56,47 điểm.
Bộ đôi VIC, MSN tiếp tục giao dịch tích cực giúp VN-Index duy trì mốc 930 điểm. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ các mã CTG, PNJ, POW, VBB. Trên UPCoM, các mã khu công nghiệp giao dịch khởi sắc cùng giúp thị trường này tăng điểm.
Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng ACB quay đầu điều chỉnh khiến HNX-Index giảm 0,41%.
Tính đến 9h30, VN-Index tăng 3,4 điểm (0,37%) lên 931,32 điểm; HNX-Index giảm 0,27% xuống 109,77 điểm; UPCoM-Index tăng 0,04% lên 56,24 điểm.
Sau phiên giảm mạnh hôm qua, cổ phiếu VIC hồi phục 1,4% lên 106.000 đồng/cp ngay từ đầu phiên sáng 19/2 giúp thị trường chứng khoán tăng điểm. Sự tích cực cũng đến từ cổ phiếu MSN và các mã ngân hàng VPB, CTG.
Nhóm bất động sản giao dịch sôi động. Cổ phiếu IDJ tăng kịch trần sau khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh đăng kí bán ra toàn bộ 157.600 cổ phiếu IDJ đang nắm giữ. Cổ phiếu VRC cũng tiếp tục tăng hết biên độ sau thông tin mua cổ phiếu quĩ.
Các cổ phiếu khu công nghiệp ITA, PHR, SNZ, TIP, D2D ghi nhận sự bứt phá sau khi EVFTA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), khi EVFTA được triển khai, triển vọng của lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) năm 2020 đang cũng được dự báo sẽ sáng hơn.
Ước tính của công ty chứng khoán này cho thấy, chi phí lao động của Việt Nam lần lượt bằng 48% và 77% so với mức trung bình của Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN.
Theo làn sóng dịch chuyển thương mại toàn cầu, các nhà sản xuất đã và đang dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ cùng các FTAs đã và đang kí kết, Việt Nam càng trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trên thế giới.
Trong diễn biến khác, cổ phiếu GAB tiếp tục lập đỉnh mới tại 84.900 đồng/cp. Các cổ phiếu họ FLC như AMD, HAI, FLC đều giao dịch tích cực; cổ phiếu ROS cũng hồi phục lên 7.980 đồng/cp.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 18/2 đa phần đi xuống khi nhà đầu tư lo sợ tình trạng đình trệ kinh tế do virus corona (covid-19) gây ra sẽ làm tổn hại tới hoạt động doanh nghiệp, ví dụ rõ ràng nhất là Apple.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm gần 166 điểm, tương đương 0,56%, xuống còn 29.232,19 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,29% trong khi Nasdaq Composite nhích lên 0,02%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/