|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thế khó của Alibaba tại Nga

10:13 | 08/04/2022
Chia sẻ
Nga là một trong những thị trường lớn nhất của Alibaba tại Châu Âu.

Trong một chuyến công tác đến Nga vào năm 2016, Jack Ma, người sáng lập Alibaba, đã ăn trưa và nghe chia sẻ từ các lãnh đạo kinh doanh của mình về thành công mà công ty đang đạt được tại Nga.

Cảm thấy hoài nghi, Jack Ma đã gọi một người bồi bàn và hỏi cô có biết AliExpress, sàn thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế của Alibaba. Cô nói cô dùng nó gần như mỗi tuần. Jack Ma cảm thấy bất ngờ và quyết định sẽ đổ thêm nguồn lực vào Nga, bao gồm việc chuyển nhiều nhân sự từ trụ sở tại Hàng Châu đến đây đồng thời đầu tư 100 triệu USD để thành một một liên doanh với ba tập đoàn lớn của Nga.

Hiện tại, Nga trở thành một vấn đề đau đầu của Alibaba, trong số rất nhiều các vấn đề khác mà “ông lớn” này đang gặp phải, bao gồm việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt quản lý, cạnh tranh tăng mạnh và giá cổ phiếu giảm một nửa.

Việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine đặt Alibaba vào thế khó. Tất cả các đối tác địa phương trong liên doanh của Alibaba tại Nga đều đã bị các nước Phương Tây vấm vận. Khác các công ty Phương Tây khác, Alibaba không công khai bày tỏ quan điểm của mình với xung đột Nga – Ukraine.

“Nếu tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Nga sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của nó ở Châu Âu và Mỹ”, Xiaomeng Lu, giám đốc công ty Eurasia Group, nói.

 Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Jack Ma vào năm 2017. (Ảnh: Zuma).  

Một số nhà phân tích dự đoán việc nhiều thương hiệu Phương Tây rút khỏi Nga sẽ tạo ra cơ hội cho các công ty công nghệ Trung Quốc, ví dụ như Xiaomi hay Lenovo. Hôm 20/3, ông Zhang Hanhui, đại sứ Trung Quốc tại Nga, kêu gọi một nhóm các đại diện phòng thương mại Trung Quốc nắm bắt cơ hội và “lấp đầy khoảng trống” ở Nga.

AliExpress Nga, liên doanh được nhắc đến phía trên, đang cố gắng duy trì vận hành bình thường và hiện chưa có kế hoạch dừng kinh doanh, một nguồn tin thân cận nói với WSJ. Hồi đầu tháng 3, AliExpress.ru dừng nhận các đơn hàng từ Ukraine. Theo một báo cáo của yStats.com, Ukraine đóng góp 8% trong tổng số 86 triệu người truy cập website này vào tháng 2.

Đơn hàng từ Nga cũng giảm mạnh từ khi xung đột nổ ra, phần lớn đến từ việc đống rúp mất giá và chậm trễ giao hàng, nguồn tin chia sẻ. Một số nhà bán hàng bên ngoài Nga từ chối nhận đơn hàng từ quốc gia này vì các rủi ro tiền tệ.

Liên doanh ở Nga của Alibaba là kết quả của những chuyến viếng thăm thường xuyên tới Nga của Jack Ma. Bên cạnh đó, Nga cũng ngày càng cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài.

Liên doanh này được thành lập vào năm 2019 một phần do Nga đề xuất một dự thảo luật trong đó hạn chế nắm giữ nước ngoài trong các công ty internet. Quy định này khiến Alibaba chấp nhận giảm nắm giữ cổ phần trong AliExpress.ru xuống còn 48%. Cổ phần còn lại được chia cho 3 công ty địa phương vào thời điểm đó.

Các đối tác của Alibaba có mối liên hệ tốt ở Nga: nhà mạng di động MegaFon, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), và Mail.ru Group, một công ty internet lớn về sau đổi tên thành VK Group. MegaFon sau đó bán cổ phần cho một công ty thuộc sở hữu chi phối của Alisher Usmanov.

RDIF, Usmanov, tài phiệt có cổ phần chi phối của MegaFon và Vladimir Sergeevich Kiriyenko, CEO VK Group, hiện đều nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. VK Group nói rằng lệnh cấm vận nhắm đến CEO của nó “không ảnh hưởng đến vận hành, tài chính, hợp tác và liên doanh của công ty”.

Một quy định của Mỹ vào năm 2017 cho phép Mỹ phạt các pháp nhân nước ngoài có quan hệ kinh doanh với các quốc gia, công ty hay cá nhân đang chịu các lệnh trừng phạt. Dù vậy, các luật sư nói rằng quy định này không rõ ràn và chính phủ Mỹ có quyền quyết định về việc có thực thi các biện pháp trừng phạt thứ cấp như vậy hay không.

Khi Alibaba bắt đầu đàm phán thành lập liên doanh tại Nga, Nga đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm vận sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Để rào chắn các rủi ro, Alibaba đưa vào một điều khoản bảo vệ lợi ích của nó nếu như các đối tác bị cấm vận, theo nguồn tin thân cận với vấn đề.

Vào tháng trước khi xung đột Ukraine và Nga nổ ra, Alibaba có đợt thay đổi cơ cấu quản lý cấp cao của mình và chỉ định Jiang Fan giám sát hoạt động vận hành quốc tế. Cùng Lazada, sàn TMĐT ở Đông Nam Á mà Alibaba thâu tóm vào năm 2016, AliExpress được kỳ vọng là “then chốt” để Alibaba mở rộng ra toàn cầu.

Mặc dù TMĐT quốc tế đang chỉ đóng góp 5% tỷ trọng doanh thu của Alibaba, nhà phân tích nói rằng Châu Âu có tiềm năng lớn với Alibaba, nhất là trong bối cảnh Lazada để mất vị thế tại Đông Nam Á.

Trước xung đội Nga – Ukraine, AliExpress Nga là công ty TMĐT lớn thứ 2 ở Nga với khoảng 10% thị phần nắm giữ, theo VK Group. Châu Âu là thị trường lớn nhất của AliExpress với Nga, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan là 4 quốc gia có tổng giá trị hàng hoá giao dịch dẫn đầu vào năm 2019, theo dữ liệu công bố gần nhất.

“Mối quan hệ Trung Quốc – EU tệ đi ảnh hưởng xấu đến các công ty Trung Quốc khi mở rộng tại Châu Âu”, Linghao Bao, một nhà phân tích ở Trivium China, nói.

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.