Tencent dần nhượng bộ trước những áp lực từ chính sách chống độc quyền
Kể từ tháng 1/2021, khi Chính phủ Trung Quốc có những động thái cứng rắn hơn với Tencent, giá cổ phiếu của tập đoàn giảm 20%. Trong thời gian qua, tài sản của vị tỷ phú này đã giảm 14,7 tỷ USD, theo Forbes.
Cuối năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc bất ngờ có động thái ngăn công ty tài chính Ant Group của tỷ phú Jack Ma IPO với giá trị vốn hóa là 35 tỷ USD. Kể từ đó, nhằm mục đích kiểm soát các rủi ro tài chính, nhiều cơ quan đã đề xuất các quy định mới liên quan tới dịch vụ thanh toán số và cho vay trực tuyến.
Hiện tại, Tencent đang là một trong những Tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Do đó, để xoa dịu các nhà đầu tư, công ty đã có những biện pháp trấn an lo ngại của các cổ đông.
Mới nhất, Chủ tịch Pony Ma đã có cuộc gặp mặt với các quan chức thuộc cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc trong bối cảnh chính quyền nước này đang khuyến khích cạnh tranh công bằng và chống độc quyền.
Dù Chủ tịch Pony Ma chỉ xuất hiện một lần trong chuỗi nhiều cuộc họp nhưng Giám đốc điều hành Martin Lau đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp hành chính sách trong cuộc nói chuyện với các nhà phân tích vào hôm thứ tư vừa rồi.
"Công ty luôn nhấn mạnh rằng chúng tôi chấp hành đầy đủ các quy định và chính sách. Tôi nghĩ đây là thời điểm quan trọng cho công ty trong việc hiểu rõ hơn các chủ trương của nhà nước cũng như điều cả xã hội quan tâm," ông Lau nói.
Ông Zhu Ning, Trưởng khoa của viện tài chính Thượng Hải thuộc Đại Học Thượng Hải cho rằng mảng fintech của Tencent sẽ ít chịu ảnh hưởng từ các chính sách siết chặt của Chính phủ hơn so với Ant Group. Lý do là vì Ant Group đang cung cấp một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn.
Tuy nhiên, mảng thanh toán số lại đối mặt với một số bất ổn đáng ngại. Vào tháng 1, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thông báo ý định ngăn sự tập trung của thị trường vào thanh toán số.
Cụ thể, PBoC đã đề xuất triệu tập các các công ty thanh toán phi ngân hàng - những đơn vị sở hữu 1/3 thị trường thanh toán đến làm việc với cơ quan chống tín nhiệm và ra cảnh báo đầu tiên.
Theo một báo cáo của iResearch, Tencent chiếm 39,8% thị trường trung gian thanh toán di động (phi ngân hàng) vào thời điểm tháng 6/2020. Trong khi tỷ lệ này của Ant Group là 55,4%.
Mảng thanh toán và tài chính số của Tencent có giá trị từ 105 tỷ đến 120 tỷ USD, theo phân tích và ước lượng của Bernstein và Robin Zhu. Cách đây một năm, báo cáo tài chính 3 tháng cuối năm của Tencent cũng ghi nhận lợi nhuận tăng 29% lên 38,5 tỷ Nhân dân tệ (5,9 tỷ USD).
Cùng lúc đó, cơ quan chức năng cũng bày tỏ ý định muốn Tencent mở rộng hợp tác với đối thủ của họ trên WeChat - nền tảng nhắn tin có hơn 1 tỷ người dùng. Theo đó, gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử Alibaba được cho là đang thương lượng để tung ra Taobao Deals trên WeChat, dù cho cả hai bên từ lâu đã loại bỏ dịch vụ của đối thủ ra khỏi các nền tảng của nhau nhằm giữ người dùng.
Theo ông Shawn Yang, giám đốc điều hành của Blue Lotus Capital Advisors - một công ty phân tích và nghiên cứu có trụ sở tại Thâm Quyến, việc để Alibaba đặt sàn thương mại điện tử trên WeChat có lẽ là động thái nhượng bộ đầu tiên của Tencent.
Trong tương lai, có lẽ Douyin, nền tảng chia sẻ video ngắn ở thị trường Trung Quốc, được biết tới nhiều qua cái tên TikTok sẽ là tiếp tục xuất hiện trên WeChat. Tháng 2 vừa rồi, ByteDance - công ty sở hữu TikTok đã kiện Tencent vi phạm quy định chống độc quyền sau khi tập đoàn công nghệ khổng lồ này có hành động chặn nội dung của Douyin trên WeChat.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của Tencent đã nói rằng cáo buộc đó là vô căn cứ và làm tổn hại đến WeChat.
"Nếu người dùng chia sẻ các clip của Douyin từ WeChat, điều đó sẽ khiến các dịch vụ video của Tencent bị ảnh hưởng," ông Yang nói.
Nhưng hiện tại, ông Yang đã không nhắc gì đến những tác động tiềm tàng của chính sách tới mảng kinh doanh chính của Tencent là trò chơi trực tuyến, lĩnh vực chiếm một nửa tổng doanh thu của ông lớn này.
"Chính sách tập trung vào game online là đang bảo vệ trẻ vị thành niên và Tencent đã nhấn mạnh điều đó" ông Yang nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/