Công ty mẹ TikTok kiện Tencent vì cạnh tranh thiếu lành mạnh
ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng video ngắn TikTok, mới đây đã kiện Tencent liên quan đến các cáo buộc lạm dụng lợi thế độc quyền trên các nền tảng WeChat và QQ. Động thái này khiến mối quan hệ vốn đã "cơm không lành canh chẳng ngọt" giữa ByteDance và Tencent càng nóng lên, theo Bloomberg.
Cụ thể, ByteDance đệ trình một hồ sơ pháp lý cáo buộc Tencent vi phạm các quy định chống độc quyền Trung Quốc bằng cách chặn các nội dung từ Douyin trên WeChat và QQ. Douyin là phiên bản hoạt động tại Trung Quốc của TikTok. ByteDance muốn toà án ra phán quyết yêu cầu Tencent dừng hành động của mình đồng thời đền bù số tiền lên tới 14 triệu USD.
Vụ việc trên được ByteDance thực hiện vài tháng sau khi Bắc Kinh công bố dự thảo quy định nhằm xoá bỏ các hành vi độc quyền giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet.
"Chúng tôi tin rằng cạnh tranh mang lại lợi ích cho người dùng và thúc đẩy sự sáng tạo", người phát ngôn của ByteDance nói. "Chúng tôi đệ trình hồ sơ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi và của người dùng", người này chia sẻ thêm.
Về phần mình, Tencent khẳng định cung cấp dịch vụ tới người dùng và các sản phẩm của bên thứ ba trên nguyên tắc cạnh tranh công bằng và hợp tác cởi mở. Tencent nói rằng những cái buộc của Tencent là không có cơ sở. Tencent đồng thời cho biết họ chưa nhận được bất kì hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến vụ kiện.
WeChat, ứng dụng hiện có hơn 1 tỷ người dùng, từ lâu đã hình thành một "căn phòng đóng kín" nơi nó kiểm soát các nội dung và dịch vụ mà người dùng có thể tương tác. Trước đây, ByteDance từng kiện Tencent vì chặn các nội dung của mình, tuy nhiên ông chủ TikTok nói đây là lần đầu tiên ByteDance kiện Tencent ra toà sử dụng cơ sở pháp lý là quy định chống cạnh tranh.
ByteDance đang chiếm dần thị phần của Tencent ở nhiều mảng, trong đó có mạng xã hội và trò chơi trong vài năm trở lại đây. WeChat cũng cạnh tranh trực tiếp với ByteDance khi ra mắt tính năng video ngắn ngay trong siêu ứng dụng của mình.
Mang tên gọi Channel, tính năng video ngắn của WeChat đã có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trong vỏn vẹn 6 tháng sau khi ra mắt. Allen Zhang, người sáng lập của WeChat, nói trong một bài phỏng vấn vào tháng 1 rằng video sẽ là "ông vua" mạng xã hội trong thập kỉ tiếp theo.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/