Mấy ngày gần đây, việc các xe taxi của Vinasun dán khẩu hiệu “Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh”, “Yêu cầu Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”… đang trở thành tâm bão dư luận.
Sự phát triển của công nghệ đã tối ưu việc thu gom “phúc lợi vương vãi” của đời sống đô thị và cũng làm tổn thương các phương thức kinh doanh cũ khi họ bị bỏ lại phía sau.
Sau 2 ngày tài xế taxi của hãng Vinasun dán khẩu hiệu phản đối và đề nghị dừng thí điểm Grab, Uber, lãnh đạo công ty đã họp gấp và quyết định tháo gỡ. Sáng nay (10/10) sẽ không còn chiếc xe taxi nào dán khẩu hiệu về việc này.
Trong thông cáo vừa phát đi, Giám đốc Truyền thông của Grab Việt Nam, bà Nguyễn Thu An khẳng định: "Thông tin mỗi năm Grab chuyển 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài là hoàn toàn sai lệch và thiếu căn cứ”.
Liên quan đến kiến nghị dừng khẩn cấp hoạt động Uber, Grab của Hiệp hội taxi Hà Nội, trao đổi với PV Dân trí, đại diện Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: “Đây là cuộc cạnh tranh sòng phẳng, việc gì pháp luật không cấm thì doanh nghiệp được làm”.
Uber và Grab đã và đang phải hạn chế các “chiêu” khuyến mãi để lấy lại vốn, nhiều thời điểm trong ngày giá cước của Uber và Grab cao hơn nhiều so với taxi truyền thống. Đây là cơ hội để các hãng taxi tái xuất và tận dụng lợi thế, Chủ tịch Hồ Huy của Mai Linh cho biết.
Các trào lưu công nghệ thay đổi nhanh chóng đã gây sức ép lên các mô hình kinh doanh truyền thống, đòi hỏi chính sách phải thay đổi kịp thời để quản lý và điều phối, tạo hành lang phát triển, nếu không vô hình trung trở thành lực cản của sự tiến bộ.
Thủ tướng vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan đến việc thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab và Uber.
Nhiều ý kiến cho rằng sự xung đột giữa taxi truyền thống và Uber, Grab đã đến đỉnh điểm và đây là lúc cần gỡ bỏ nó, nếu không sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Chỉ mới hoạt động tại Việt Nam gần 5 năm nhưng thương hiệu Uber, Grab lại đang khuấy đảo thị trường taxi khi khiến nhiều hãng taxi truyền thống lao đao.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.