|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tập đoàn Trung Quốc muốn tham gia xây dựng tuyến đường sắt kết nối hai nước

16:00 | 06/11/2024
Chia sẻ
Tập đoàn CRCC mong muốn tham gia triển khai các dự án đường sắt, đường tàu đô thị, đường bộ cao tốc, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC Đới Hoà Căn cho biết, đơn vị tiền thân của tập đoàn này từng tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng, khôi phục đường sắt trong thời gian chiến tranh và hiện có nhiều hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Hiện tại, tập đoàn CRCC đang quan tâm, mong muốn tham gia các dự án đường sắt, đường tàu đô thị, đường bộ cao tốc, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, cũng như các ngành nghề lĩnh vực chiến lược mới nổi.

Đặc biệt, CRCC mong muốn tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) (Ảnh: VGP).

Đối với mong muốn tham gia các dự án về cơ sở hạ tầng đường sắt của CRCC, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cũng như Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để đề xuất cụ thể, trước mắt là tiếp tục nghiên cứu tham gia dự án đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đặt mục tiêu khởi công dự án này trong năm 2025. Tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ giúp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc có đường ra biển nhanh hơn và các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội.

Song song với đó, Thủ tướng đề xuất CRCC nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng quy mô lớn khác như: các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng; dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam; các dự án đường bộ cao tốc kết nối các tỉnh biên giới Việt Nam với Trung Quốc.

Để góp phần nâng cao năng lực, phát triển ngành công nghiệp đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam về vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ hiện đại, năng lực quản trị và đào tạo nhân lực.

CRCC là doanh nghiệp nhà nước trung ương thuộc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện. Tập đoàn nàyđã xây dựng 20.000 km đường sắt, cùng 8.000 km đường bộ cao tốc tại Trung Quốc.

Đây cũng là một trong những tập đoàn xây dựng tổng hợp mạnh và lớn nhất trên thế giới,xếp hạng thứ 39 trong Fortune Global 500, thứ 3/250 nhà thầu toàn cầu hàng đầu theo Tạp chí ENR của Mỹ và thứ 12/500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc vào năm 2021.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh My

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Xu hướng dịch chuyển dòng chảy tín dụng
Bối cảnh kinh tế đã trải qua nhiều biến động chỉ trong 2 năm vừa qua. Trước sự thay đổi về môi trường vĩ mô trong và ngoài nước thì dòng chảy tín dụng cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Trước đây, tín dụng tập trung mạnh vào lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ và hộ gia đình, tuy nhiên, xu hướng hiện tại chính là tập trung vào các doanh nghiệp. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là chiến lược tăng trưởng tín dụng, mà còn phản ánh sự thích nghi mới.