Tăng trưởng ở đô thị chậm dần, cuộc chiến thương mại điện tử ở Trung Quốc sắp chuyển hướng về nông thôn
Hai năm trước, con gái Li Yuhua, dạy bà cách mua sắm trực tuyến. Từ đó, người nông dân 51 tuổi ở Wushan, một ngôi làng nhỏ khoảng 100 người ở tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung của Trung Quốc, đã trở thành một người mua sắm trực tuyến thường xuyên. Trong tuần này, Li đặt mấy món hàng trị giá 2.000 nhân dân tệ (USD).
"Tôi có rất nhiều sự lựa chọn trực tuyến và có thể được hoàn tiền nếu các sản phẩm không phù hợp với tôi", bà Li nói.
Người phụ nữ nói thêm rằng bà đã chán cảnh mang hàng hóa về nhà từ các cửa hàng trong thị trấn.
"Ở làng của chúng tôi, những người cao tuổi không biết mua sắm trực tuyến cảm thấy hơi xấu hổ về bản thân. Họ yêu cầu tôi dạy họ cách sử dụng nền tảng mua sắm Taobao và Pinduoduo", bà kể.
Đa số người dân nông thôn ở Trung Quốc chưa có trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Ảnh: China Daily
Thị trường nông thôn đang trở nên hấp dẫn
Những người mua sắm như Li là mục tiêu mới của các tập đoàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn - như Alibaba (sở hữu chợ Taobao) và Pinduoduo - một nền tảng đang ngày càng phổ biến ở các thành phố nhỏ hơn và khu vực nông thôn.
Vùng nông thôn Trung Quốc có thêm 3 triệu người dùng Internet trong nửa đầu năm nay, tăng tổng số người dùng Internet ở nông thôn lên 225 triệu người, tương đương 26,3% tổng số người dùng Internet cả nước (854 triệu), theo một báo cáo về sự phát triển của thương mại điện tử ở nông thôn của Trung tâm Thương mại điện tử Quốc tế Trung Quốc.
Sự gia tăng người dùng Internet góp phần làm tăng 21% doanh số bán hàng trực tuyến, đạt 109,6 tỉ USD, vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình 3,2% trên toàn quốc.
Số lượng người dân nông thôn dùng Internet ở Trung Quốc đã đủ lớn để tạo ra thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp TMĐT trong bối cảnh họ đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm dần ở các thành phố hạng một như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến.
"Phần lớn doanh nghiệp TMĐT đang tập trung sự chú ý vào những vùng kém phát triển hơn vì họ thấy tiềm năng ở đó", Chen Tao, một nhà phân tích cấp cao của hãng tư vấn Analysys, phát biểu.
Chen nói thêm rằng có thể "chiến trường" TMĐT chưa chuyển tới vùng nông thôn, song các tập đoàn lớn đã kết nối với cư dân nông thôn và chuẩn bị để dẫn đầu trong nỗ lực chinh phục thị trường nông thôn.
Những trở ngại của các tập đoàn
Khác với cư dân thành thị, phần lớn người dân nông thôn ở Trung Quốc vẫn chưa trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Mặc dù các nền tảng TMĐT ra đời liên tục, tiến trình xâm nhập thị trường nông thôn vẫn chậm chạp do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và hoạt động giao vận yếu cùng mật độ dân số thấp ở nông thôn.
Để xử lí thực trạng ấy, JD.com - tập đoàn TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc, đã tuyển thêm nhân viên giao hàng và thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng thiết bị bay tự động ở nông thôn. Hiện tại JD.com đang tập trung vào các thanfhh phố loại hai và loại ba.
Hồi tháng 4, Alibaba, tập đoàn TMĐT lớn nhất Trung Quốc, thông báo họ đã đầu tư 717 triệu USD vào Huitongda, một công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị và bán hàng cho các cửa hàng, siêu thị ở 15.000 thành phố thuộc 18 tỉnh.
Với thương vụ ấy, cả Alibaba và Huitongda cùng phối hợp trong giao vận, lưu kho, công nghệ để cải thiện cơ sở hạ tầng TMĐT ở các vùng nông thôn.
Cơ sở hạ tầng kém là một trong những trở ngại đối với thương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc. Ảnh: China Daily
Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, Alibaba đã có thêm 100 triệu người sử dụng nền tảng của tập đoàn, nâng tổng số người sử dụng thường xuyên hàng năm lên con số 654 triệu. Khoảng 70% số họ sống ở các thành phố kém phát triển hơn.
"Taobao nông thôn", chương trình dành cho nông thôn của nền tảng Taobao thuộc Alibaba, đặt mục tiêu vươn tới 1.000 huyện và 150.000 làng khắp Trung Quốc vào năm 2021.
Chris Tung, giám đốc tiếp thị của Alibaba, bình luận rằng việc công ty tập trung vào những thị trường kém phát triển ở Trung Quốc đã làm tăng số lượng khách hàng nông thôn.
"Khách hàng ở những đô thị loại hai, bà và các vùng nông thôn có nhu cầu cao đối với một số sản phẩm như hàng cho mẹ và bé, đồ gia dụng, hàng kĩ thuật số và hàng xa xỉ", Carol Fung, người đứng đầu mảng sản phẩm tiêu dùng của JD.com, tiết lộ.
Pinduoduo, sàn TMĐT tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng đang đe dọa sự thống trị của Alibaba và JD.com, vừa công bố báo cáo tài chính khá ấn tượng, theo đó tổng giá trị giao dịch của công ty trong 12 tháng tính tới ngày 30/6 đạt 103 tỉ USD, tăng 171% so với cùng kì năm trước.
Colin Huang, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Pinduoduo, từng tiết lộ trong một cuộc họp nội bộ rằng tổng giá trị giao dịch thường niên (GMV) của công ty đã vượt JD.com. Tuy nhiên, vì JD.com không công bố số liệu về GMV, nên không ai có thể thẩm định tính chính xác trong tuyên bố của Huang.
Một nhân tố khác cản trở sự phát triển TMĐT ở nông thôn là thu nhập thấp. Năm 2018, mức thu nhập khả dụng bình quân đầu người ở nông thôn là 14.600 tệ (2.065 USD), thấp hơn nhiều so với mức 39.300 tệ (5.559 USD) ở thành phố.
"Mức thu nhập khả dụng thấp ở nông thôn giới hạn khả năng tiêu dùng. Việc tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho người dân nông thôn để họ chấp nhận TMĐT cũng tốn nhiều thời gian. Mua hàng trực tuyến cần phải vượt qua chặng đường dài trước khi trở nên phổ biến ở nông thôn Trung Quốc", Chen nhận định.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/