|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tâm sự của những tài xế Grab không mặc đồng phục khi chở khách

18:36 | 28/06/2018
Chia sẻ
Dễ nhận tiền bo của khách, cài hai ứng dụng gọi xe trên điện thoại, tránh sự gây hấn của tài xế xe ôm truyền thống là những lý do khiến nhiều tài xế Grab không mặc đồng phục.
tam su cua nhung tai xe grab khong mac dong phuc khi cho khach Khi tài xế Grab và hành khách phát điên vì khuyến mại

Đứng ở đường Bằng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội để đặt một cuốc xe máy trên ứng dụng Grab, chị Mai Thanh Tú, một giáo viên nhận tin nhắn với nội dung tài xế sẽ tới sau 5 phút. Khoảng 5 phút sau, chị thấy một thanh niên cao, lớn với xe Airblade đứng trước mặt, nhưng anh ta không mặc chiếc áo đồng phục màu xanh của Grab.

"Sao em là tài xế Grab mà không mặc đồng phục của họ?", chị Tú hỏi sau khi đối chiếu biển số xe của cậu thanh niên với thông tin về biển số xe của tài xế trên ứng dụng.

"Không sao đâu chị ạ. Em vừa rời khỏi trường cao đẳng thì có khách gọi xe về khu đô thị Linh Đàm nên không tiện mặc đồng phục. Khách kia vừa xuống thì chị gọi luôn nên em chạy ra đây", cậu thanh niên giải thích.

Thấy mặt cậu thanh niên có vẻ hiền lành nên chị Tú ngồi lên xe. Trên đường đi, chị định hỏi lý do cậu ta không mặc áo đồng phục trước khi khởi động máy để bắt đầu chuyến đi với chị, nhưng lại thôi.

tam su cua nhung tai xe grab khong mac dong phuc khi cho khach
Khá nhiều đối tác của Grab không mặc đồng phục khi tìm khách. Ảnh: Nhạc Dương

Chị Tú không phải là hành khách duy nhất từng gặp tài xế Grab không mặc đồng phục. Khá nhiều người từng trải qua tình huống tương tự.

"Trước khi Uber rời khỏi Việt Nam, tôi từng gặp một tài xế Uber không mặc đồng phục. Cậu ta giải thích rằng cậu ta làm thế để có thể dùng cả hai ứng dụng Grab và Uber", Trương Thế Quảng, một cán bộ hưu trí ở quận Đống Đa, Hà Nội, kể.

Mới đây, khi các ứng dụng Aber, VATO và Mai Linh chính thức hoạt động, một số tài xế của Grab muốn hợp tác với họ.

"Khi dùng nhiều ứng dụng cùng lúc, tôi sẽ chỉ mặc đồng phục của Grab khi khách đặt xe bằng ứng dụng Grab. Nếu khách đặt xe bằng ứng dụng khác, tôi sẽ cất đồng phục vào cốp xe. Tôi sẽ dùng mũ bảo hiểm của Grab và có lẽ khách sẽ không thắc mắc về việc ấy", Lương Xuân Đằng, một người ở TP Hồ Chí Minh, tiết lộ.

Nhiều tài xế chỉ hợp tác với một ứng dụng cũng không muốn mặc đồng phục. Bùi Đình Trọng, nhân viên của một công ty bất động sản ở TP Hồ Chí Minh, thường tranh thủ chạy Grab sau giờ làm.

"Rất hiếm khi tôi mặc đồng phục vì tôi không thích. Nếu gặp những vị khách hỏi tôi lý do không mặc đồng phục, tôi luôn nói tôi là nhân viên văn phòng làm thêm. Nếu họ không cảm thấy thoải mái, tôi sẽ nhờ họ hủy chuyến rồi bắt xe khác", Trọng kể.

Sự chèn ép, kỳ thị của tài xế xe ôm truyền thống cũng là một trong những lý do khiến nhiều tài xế Grab không muốn mặc đồng phục.

tam su cua nhung tai xe grab khong mac dong phuc khi cho khach
Tránh sự gây hấn của tài xế xe ôm truyền thống, đỡ ngại với bạn bè và người quen là lý do khiến một bộ phận tài xế xe ôm công nghệ không mặc đồng phục.

Đoàn Kỷ Cương, một sinh viên ở khu vực đường Giải Phóng, kể rằng tài xế xe ôm truyền thống từng dọa đánh khi anh chào mời khách ở khu vực bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm.

"Ở những bến xe, các tài xế Grab phải tập trung thành nhóm thì mới yên tâm mời khách. Để cho an toàn, tôi không mặc đồng phục khi tìm khách ở các bến xe, sân vận động và những chỗ có nhiều xe ôm truyền thống", Cương nói.

Không ngại ngùng khi gặp người quen, bạn bè là lý khiến nhiều tài xế xe ôm công nghệ - đặc biệt là những người làm thêm - không mặc đồng phục.

"Tôi là sinh viên của một trường đại học mà nữ giới chiếm đa số. Ở trường tôi tham gia các phong trào rất nhiệt tình nên nhiều người biết. Vì thế, tôi không muốn ai thấy tôi mặc đồng phục Grab, dù đó là công việc chân chính", Cao Phú Khương, một chàng trai ở Hà Nội, tâm sự.

Cơ hội nhận tiền bo của tài xế cao có vẻ cao hơn khi họ không mặc đồng phục. Huỳnh Đức Nhuận, một đối tác của Grab ở TP Hồ Chí Minh, kể rằng trong 6 tháng mặc đồng phục, khách chỉ cho anh tiền bo 5 lần. Nhưng trong một tháng không mặc đồng phục, anh nhận tiền bo tới hơn 10 lần.

"Dù mặc đồng phục hay không, tôi thường mặc quần áo lịch sự, đi giầy da sạch sẽ. Trên đường, tôi thường xuyên nói chuyện với khách. Nhưng kết quả cho thấy khả năng khách bo tiền luôn cao hơn khi tôi không mặc đồng phục", Nhuận kể.

Lâm Hữu Phước, một tài xế xe ôm công nghệ ở Hà Nội, cũng có nhận định giống Nhuận.

"Xác suất khách cho tôi tiền dư khi không mặc áo bình thường luôn cao hơn so với khi tôi mặc áo đồng phục", anh khẳng định.

Xem thêm

Nhạc Dương