|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tầm nhìn mở rộng cho APEC sau năm 2020

07:45 | 25/09/2017
Chia sẻ
Trên “Diễn đàn Đông Á”, học giả Andrew Elek thuộc trường Chính sách công Crawford Đại học Quốc gia Australia, cho rằng đối với APEC, năm 2020 sẽ là cơ hội để tuyên bố chiến thắng các mục tiêu Bogor.
tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020

Tầm nhìn mở rộng cho APEC sau năm 2010. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Trong khi đầu tư, thương mại cởi mở và tự do sẽ không bao giờ đạt được, các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) có thể tự hào về những tiến bộ kể từ năm 1989.

Một phần lớn thương mại hàng hoá sẽ không phải đối mặt với những rào cản thương mại hoặc rất thấp, sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện nhằm làm giảm hạn chế về thương mại dịch vụ trong khi hầu hết các lĩnh vực hiện đang mở cửa cho đầu tư quốc tế.

Nhìn xa hơn, các nhà lãnh đạo APEC có thể vượt qua chính sách thương mại. Họ có thể nhớ lại các mục tiêu rộng hơn ở khu vực tại cuộc họp đầu tiên vào năm 1993.

Những mục tiêu này bao gồm phát triển chính sách hợp tác để đối phó với những thách thức đang nổi lên, trong đó có nhu cầu bảo vệ môi trường, thúc đẩy khả năng kết nối tốt hơn và phát triển nguồn nhân lực.

Trong số này, họ có thể thiết lập các mục tiêu thực tế nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách quan trọng nhất và đem lại hiệu quả cho hợp tác tự nguyện giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Nóng lên toàn cầu là thách thức kinh tế cấp bách nhất đối với khu vực. APEC có thể đã tin tưởng Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nơi mô hình tự nguyện của APEC giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và chuyên môn giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có thể giúp đẩy nhanh việc nắm bắt những cơ hội công nghệ mới để giảm lượng khí thải. Ví dụ, một số nền kinh tế khu vực có thể khuyến khích những nền kinh tế khác thiết lập các mục tiêu giảm dần khí thải, trong khi mức sống tiếp tục tăng.

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, người máy và trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến những điều chỉnh cơ cấu sâu rộng và những thay đổi trong thị trường lao động.

Những công nghệ mới này là một cơ hội, chứ không phải là một mối đe dọa. APEC, phối hợp với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nên nghĩ đến công nghệ mới có thể cách mạng hóa khả năng của các cá nhân như thế nào, bắt đầu ngay từ khi còn rất trẻ, để tiếp thu và sử dụng các kỹ năng mới.

Việc các thể chế có thể tận dụng tối đa công nghệ mới cũng sẽ là cần thiết để cải thiện thể chất, thể chế và khả năng kết nối con người ở các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Những lợi ích tiềm năng từ khả năng kết nối là lớn hơn nhiều so với bất kỳ tự do hóa thương mại nào ở một số ít sản phẩm vẫn còn chịu những rào cản nặng nề bởi các hàng rào thương mại truyền thống.

APEC đang giúp xác định những cơ hội làm cho thương mại quốc tế rẻ hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn bằng cách cải thiện các chính sách và thể chế. Tác động lên những cơ hội này sẽ đòi hỏi nguồn lực tài chính.

Kết nối chất lượng cao ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế. Đầu tư như vậy sẽ cần được hỗ trợ với nhiều triệu USD chi tiêu phát triển nguồn nhân lực và thể chế, để đảm bảo việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là khả thi và hợp lý.

Tỷ suất lợi tức cho các khoản đầu tư vào con người và thể chế là cao. Chính phủ của tất cả các nền kinh tế, thậm chí ngay cả những nước nghèo nhất, nên sẵn sàng thực hiện những khoản đầu tư như vậy - các ngân hàng phát triển có nguồn lực để giúp hình thành và tài trợ cho các khoản đầu tư quan trọng trong việc xây dựng năng lực.

Các chính phủ cũng cần phải dẫn đầu trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và đặc biệt trong hàng hóa công. Nhưng cả chính phủ lẫn ngân hàng phát triển đều không có đủ nguồn lực để tài trợ cho giai đoạn xây dựng của tất cả các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế cần thiết. Điều cần thiết là phải tìm cách thu hút đầu tư của khu vực tư nhân trên một quy mô lớn.

Các khoản tiết kiệm của khu vực tư nhân luôn có sẵn - hàng nghìn tỷ USD được các nhà đầu tư thể chế nắm giữ, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rủi ro đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lâu nay được xem là quá cao ở hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển.

Vì vậy, cái gọi là quan hệ đối tác công-tư (PPP) đã được thương lượng để tài trợ cho xây dựng, nhưng kinh nghiệm đó đã chứng minh là gây thất vọng do tỷ lệ rủi ro cao đối với các chính phủ, các chi phí tài chính tăng cao và không có khả năng chi trả phí sử dụng.

Không nên mong đợi đầu tư tư nhân tốn kém nhưng hiệu quả vào cơ sở hạ tầng kinh tế, cho đến khi các dự án hoạt động hiệu quả và rủi ro dự án được hạ thấp.

Tiền lệ được tạo ra bởi InfraCo Asia (một công ty được tài trợ vốn từ Chính phủ Anh, Thụy Sỹ và Australia với mục tiêu cung cấp tài chính phát triển cơ sở hạ tầng) cho thấy rằng việc tham gia với đội ngũ chuyên gia giỏi, những người hiểu các chu kỳ dự án, chính sách công và những yêu cầu thương mại có thể huy động đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng kinh tế với chi phí hợp lý.

Việc nắm bắt những cơ hội như vậy không có nghĩa là bỏ qua đầu tư, thương mại tự do và cởi mở. Nhưng APEC không nên để mình bị sa lầy trong cuộc đàm phán về thương mại đối với một vài thứ hàng hóa nhạy cảm.

Hợp tác tự nguyện giữa các chính phủ châu Á-Thái Bình Dương có thể giúp hiện thực hóa nhiều cơ hội quan trọng mà Kế hoạch Thực hiện Lộ trình Cạnh tranh Dịch vụ của APEC tạo ra. Ví dụ, nó có thể phát triển và hỗ trợ công nghệ thông tin liên lạc một cách sáng tạo và để giúp tạo ra một môi trường công nghệ thông tin toàn cầu, an toàn và đáng tin cậy.

Thay vì thiết lập một mục tiêu không thể đạt được cho giấc mơ đầu tư, thương mại tự do và cởi mở, APEC có thể thiết lập các mục tiêu đầy tham vọng nhưng thực tế ở trung hạn. Ví dụ, chúng ta có thể thực hiện một Thẻ Du khách Thường xuyên APEC (AFTC), dựa trên sự thành công của Thẻ Doanh nhân APEC.

Bắt đầu thí điểm ở các nền kinh tế tiên phong, chương trình du khách đáng tin cậy này có thể được mở rộng đáng kể, với những mục tiêu thực tế, cho các giai đoạn đến năm 2020 và năm 2025.

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 APEC 2017: Việt Nam thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm do thiên tai

(Dân trí) - “Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Thiệt hại trung ...

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 Ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực nông nghiệp trong năm APEC

Đây là quan điểm được thống nhất thảo luận trong Hội thảo về các ưu tiên của năm APEC 2017 dưới sự chỉ đạo của Phó ...

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 APEC 2017 và cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt

Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 được coi như một cơ hội vàng, một cú hích mang tầm chiến lược với ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.