Tài sản có tới gần 1.000 tỉ đồng nhưng tỉ phú kim cương chỉ cho con vỏn vẹn 2 triệu đồng rồi 'đuổi' ra khỏi nhà vì một lí do
Savji Dholakia là ông chủ Công ty kinh doanh và xuất khẩu kim cương lớn nhất Ấn Độ Hare Krishna Diamond với hơn 6.500 nhân viên.
Vào năm 2017, giá trị ròng của ông được ước tính vào khoảng 38 triệu USD. Với khối tài sản đồ sộ như vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ con cái ông Savji sẽ được sống sung sướng, vùng vẫy trong kim cương và hàng hiệu. Nhưng thực tế không hề như vậy.
Là một tỉ phú nhưng ông Savji Dholakia có cách dạy con rất đặc biệt. Đó là để con phải nếm trải cuộc sống, biết được người nghèo vất vả như thế nào.
Dravya Dholakia, con trai duy nhất của tỷ phú kim cương đã tới thành phố Kochi, bang Kerala theo yêu cầu của bố. Đây là một địa điểm mà Dravya không quen thuộc và cũng không biết tiếng.
Dravya phải tự xin việc kiếm sống trong vòng một tháng. Hành lý lên đường của anh chỉ vỏn vẹn 3 bộ quần áo và 7.000 rupee (khoảng 2,3 triệu VNĐ). Số tiền này chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Ông Savji đưa ra ba điều kiện với con trai khi làm việc và kiếm tiền bên ngoài:
Thứ nhất, không được làm một nơi quá một tuần.
Thứ hai, không được nói cho ai biết mình là con trai tỷ phú.
Thứ ba, không được sử dụng điện thoại di động.
Trong 5 ngày đầu tiên, Dravya không thể xin được việc làm. Anh cảm thấy rất thất vọng vì đã đi cả 50 chỗ nhưng đều bị từ chối. Chính trải nghiệm này đã khiến con trai tỷ phú kim cương hiểu được cảm giác bị từ chối và giá trị khi có được công ăn việc làm.
Sau đó, Dravya được nhận vào làm trong một tiệm bánh, rồi nhân viện trực điện thoại và cửa hàng bán giày. Anh thậm chí còn làm bồi bàn ở một cửa hàng thức ăn nhanh.
Trong 1 tháng thử thách đó, Dravya kiếm được 60 USD (1,4 triệu VNĐ). Số tiền tuy ít ỏi nhưng những trải nghiệm mà Drayya nhận được vô cùng quý giá.
Dravya Dholakia phải đi làm ở một tiệm bánh.
Chia sẻ về quãng thời gian đó, Dravya cho biết:
"Tôi đã nhận được rất nhiều bài học. Tôi phải tìm mọi cách làm việc để có tiền cho mỗi bữa ăn chỉ 0,6 USD (khoảng 14 nghìn VNĐ). Tôi còn phải cố kiếm 4 USD mỗi ngày để trả tiền nhà trọ".
Vốn quen cuộc sống sung túc, không phải lo cái ăn cái mặc nhưng thời điểm đó Dravya đã phải chật vật để kiếm tiền ăn ở từng bữa, từng ngày.
Giải thích lý do "đuổi" con trai ra khỏi nhà 1 tháng, ông Savji cho biết, mục đích là giúp con mình có nhiều trải nghiệm cuộc sống, cũng như biết được giá trị của lao động và đồng tiền.
"Tôi muốn con trai nếm trải cuộc sống và biết được người nghèo vất vả như thế nào để xin việc và kiếm tiền. Đây là một kỹ năng sống quan trọng nhưng không một trường đại học nào có thể dạy bạn điều này".
Sau khi kết thúc 1 tháng thử thách, Dravya đã quay lại tất cả những nơi mà anh từng làm việc và tặng quà cho các đồng nghiệp cũ. Dù là bạn cùng phòng, bảo vệ hay nhân viên photocopy, bất cứ ai từng giúp cậu trong khoảng thời gian đó đều được đền đáp.
Như vậy, nhờ vào cách dạy dỗ tuyệt vời mà ông Savji đã giúp con hiểu được giá trị của đồng tiền, biết trân trọng những thứ mình có, biết học cách thích nghi với hoàn cảnh mới và quan trọng hơn là sự nhân hậu, lòng thương xót với những người xung quanh.