|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tác động của chiến tranh thương mại đang lan rộng khắp châu Á, nhưng 'cú sốc kinh tế thực sự' vẫn chưa xảy ra

20:07 | 02/11/2018
Chia sẻ
Ảnh hưởng kinh tế từ cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh dường như trở nên rõ ràng hơn trong tháng trước với hoạt động của nhà máy trong tháng trước và các đơn hàng xuất khẩu suy yếu trên khắp châu Á. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo đây chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Với dấu hiệu cho thấy các điều kiện cho nhà máy và nhà xuất khẩu ngày càng xấu đi, những cuộc khảo sát về tình hình sản xuất ghi nhận tăng trưởng ở Trung Quốc trong khi chậm lại tại Hàn Quốc và Indonesia, còn hoạt động tại Malaysia và Đài Loan thu hẹp.

Những số liệu này được đưa ra sau khi Nhật Bản và Hàn Quốc công bố báo cáo sản xuất công nghiệp thấp hơn dự báo vào ngày thứ Tư (31/10), với Hàn Quốc ghi nhận sản lượng thấp nhất trong hơn một năm rưỡi.

Ngược lại, kết quả từ cuộc khảo sát xuất tháng 10 của Viện Quản lí Cung ứng Mỹ (ISM), được công bố vào chiều muộn ngày thứ Năm (1/11), dự kiến ​​cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năm ngoái tại châu Á, dù chậm lại so với tháng 9. Kết quả này sẽ củng cố triển vọng tăng lãi suất của Fed.

Tuy nhiên, triển vọng lãi suất Mỹ tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài trong khu vực, như Indonesia, Ấn Độ và Philippines, vốn đã buộc phải tăng lãi suất để giảm bớt lượng bán khống tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu.

Ông Aidan Yao, chuyên gia kinh tế Châu Á cấp cao của AXA Investment Managers, cho biết nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài vẫn đang được vận chuyển trước với dự báo sẽ tiếp tục bị áp thuế quan bổ sung, và tác động chủ yếu vẫn là gián tiếp, thông qua kênh niềm tin kinh doanh.

"Cú sốc kinh tế thực sự vẫn chưa đến", ông Yao nhận định.

Theo một báo cáo sản xuất tư nhân, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc hầu như không tăng trưởng trong tháng trước sau khi chững lại vào tháng 9 và các đơn đặt hàng xuất khẩu tiếp tục giảm. Kết quả khảo sát chính thức công bố hôm 31/10 cho thấy ngành sản xuất tăng trưởngvới tốc độ yếu nhất trong hơn hai năm qua, bị ảnh hưởng bởi nhu cầu đang yếu dần ở cả thị trường quốc tế và nội địa.

Nhật Bản ghi nhận khả năng phục hồi cao hơn khi các hoạt động tăng lên, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với ước tính nhanh trước đó. Nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới phải đối mặt với áp lực ở các lĩnh vực khác khi ngân hàng trung ương giảm triển vọng lạm phát vào ngày 31/10, dấy lên các rủi ro bên ngoài. Những người láng giềng chuyên về công nghệ và các nền kinh tế Đông Nam Á cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro hơn bao giờ hết.

Một bài phân tích của DBS về chuỗi cung ứng sản phẩm của châu Á liên quan tới Mỹ cho thấy phân khúc dễ bị ảnh hưởng nhất là máy móc và thiết bị điện tại Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Philippines và Đài Loan.

Sau khi xem xét mối tương quan giữa hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Á và hàng xuất khẩu tới Mỹ, DBS cho rằng xuất khẩu khoáng sản và hóa dầu của Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng, cũng như ngành vận tải của Indonesia.

Chỉ số Harpex, theo dõi sự thay đổi về phí vận chuyển container hàng tuần và cũng là thước đo hoạt động vận chuyển toàn cầu, hiện giảm 25% kể từ khi tạo đỉnh vào tháng 6.

tac dong cua chien tranh thuong mai dang lan rong khap chau a nhung cu soc kinh te thuc su van chua xay ra
Ảnh: Reuters.

Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại

Áp lực đối với nền kinh tế Trung Quốc không chỉ ở bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã hạ nhiệt xuống 6.5%, mức thấp nhất hàng quí kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này thể hiện nhu cầu trong nước đang kém dần.

Mọi thứ có thể tồi tệ hơn.

Washington đã áp thuế quan lên 250 tỉ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc để chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gây sức ép lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với mục đích thay đổi các chính sách về sở hữu trí tuệ, trợ cấp công nghiệp và thương mại. Trung Quốc cũng đã trả đũa lại với thuế quan áp lên 110 tỉ USD giá trị hàng hóa Mỹ.

Mặc dù không có thỏa thuận nào giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến ​​sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 trong tháng này tại Buenos Aires, mức thuế 10% áp lên 200 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc được đưa ra gần đây sẽ được nâng lên 25% và các thuế quan khác có thể đánh lên 250 tỉ USD các sản phẩm còn lại.

Tất cả điều này đã ảnh hưởng xấu tới thị trường tài chính châu Á với tỷ giá đồng tiền của một số nước trong khu vực đã chìm trong sắc đỏ trong năm nay. Những nền kinh tế với thâm hụt tài khoản vãng lai cao đặc biệt dễ bị tổn thương khi nguồn vốn chảy ra khỏi biên giới.

Việc các ngân hàng trung ương triển khai tăng lãi suất để ngăn chặn sự sụt giảm nhanh chóng của các đồng tiền tệ cũng sẽ làm các hoạt động kinh tế chậm lại

tac dong cua chien tranh thuong mai dang lan rong khap chau a nhung cu soc kinh te thuc su van chua xay ra
Ảnh: Reuters.

Các trường hợp cá biệt

Các nhà sản xuất ở Ấn Độ, vốn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trong nước, thách thức các dự đoán hoạt động sản xuất sẽ chậm hơn vào tháng 10 và ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất trong 4 tháng.

Việt Nam là một nền kinh tế nổi bật khác trong khu vực, cho thấy sự tăng tốc về hoạt động sản xuất trong tháng 10. Chi phí lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn khu vực trong khi quan hệ thương mại với Mỹ không bị vướng vào những tranh chấp mà các đối thủ khác trong châu Á đang trải qua.

Vì vậy, Việt Nam được coi là người chiến thắng tiềm năng trong cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ vìcác công ty xem xét việc tái cơ cấu và thiết lập lại chuỗi cung ứng của họ để tránh xa những tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ly Phạm