|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự thật đằng sau những sàn online hốt bạc mùa đại dịch

07:20 | 07/05/2020
Chia sẻ
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thương mại điện tử được dự đoán là có "cơ hội vàng" để phát triển nhưng sự thật không phải vậy.

Truy cập, doanh thu giảm

Chỉ sau 3 tháng đầu năm, thị trường thương mại điện tử đã trải qua nhiều biến chuyển do ảnh hưởng của Covid-19. Theo báo cáo của iPrice Group, cả Tiki, Lazada hay Sendo đều giảm lượng truy cập so với thời điểm trước dịch. 

Dù đã trở lại vị trí số 2 sau hai quý bị Sendo qua mặt nhưng 3 tháng đầu năm nay, website của Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập/tháng, giảm nhẹ 500 nghìn lượt/tháng so với quý 4/2019.

Lượng truy cập vào website của Lazada Việt Nam và Sendo trong quý 1 lần lượt giảm 7,3triệu lượt/tháng và 9,6 triệu lượt/tháng so với quý trước. Như vậy, lượng truy cập vào website của các sàn TMĐT, trừ Shopee, trong quý này giảm trung bình 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Doanh thu của các sàn bán hàng online cũng giảm mạnh, đơn cử như ông lớn như Amazon. Theo báo cáo tài chính quý I, doanh thu của Amazon tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 75,45 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận lại giảm gần 31% xuống 2,5 tỷ USD.

Dù số đơn hàng tăng vọt quý I, chi phí xử lý chúng trong đại dịch cũng lên cao, gây sức ép lên lợi nhuận. Ngoài việc tăng chi phí do số nhân viên tăng, họ còn nâng lương giờ cho các lao động. Amazon ước tính đến ngày 16/5, chi phí này sẽ lên gần 700 triệu USD.

Trước đó, các nhà phân tích tại Wall Street dự báo con số này là 3,15 tỷ USD. Sau thông tin trên, cổ phiếu Amazon đã giảm 4% trong phiên giao dịch ngoài giờ.

Sự thật đằng sau những sàn online hốt bạc mùa đại dịch - Ảnh 1.

Mua hàng online tăng mạnh

 Chỉ mua đồ rẻ tiền

Phần lớn nhu cầu của khách hàng là với đồ gia dụng có biên lợi nhuận thấp. Trong tháng 2, nhu cầu tìm mua trực tuyến cho các sản phẩm khẩu trang và nước rửa tay khô lần lượt tăng đến 610% và 680% so với tháng 1.

Một số website bán hàng mỹ phẩm nay có bán thêm khẩu trang và nước rửa tay khô. Kết quả cho thấy lượng truy cập vào các website này trong quý 1/2020 tăng trung bình 32% so với quý 4/2019. Còn các website thuần bán mỹ phẩm thì chỉ tăng trung bình 10%. Thị trường xuất hiện nhu cầu mua laptop, webcam, microphone, màn hình,... để phục vụ học tập và làm việc tại nhà.

Các ngành trước đây là "gà đẻ trứng vàng" của TMĐT Việt Nam như thời trang và điện máy thì trong mùa dịch lại bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong 3 tháng đầu năm, các website ngành thời trang bị sụt giảm trung bình 38% lượng truy cập so với quý trước. Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành điện máy trong tháng 2 giảm 17% so với tháng 1.

Mua nhiều bao cao su, dụng cụ tập gym

Một sản phẩm cũng gây bất ngờ là nhu cầu mua bao cao su trên mạng đã tăng thêm 56% chỉ tính từ đầu tháng 3 trong bối cảnh người dân cả nước đang phải hạn chế đi lại và ở nhà nhiều hơn.

Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra, nhu cầu tăng nhưng nguồn cung thì có nguy cơ giảm do Karex Berhad, công ty sản xuất bao cao su hàng đầu thế giới, hiện phải ngừng sản xuất vì lệnh phong tỏa tại Malaysia.

Dụng cụ tập gym tại gia được săn lùng ngay từ khi Covid-19 mới xuất hiện tại Việt Nam nhằm rèn luyện nâng cao sức khỏe. 

Xu hướng này đạt đỉnh vào cuối tháng 3 sau khi UBND TP.HCM và UBND Hà Nội chỉ đạo đề nghị các cơ sở kinh doanh phòng tập thể hình tạm ngưng hoạt động. Từ đó nhu cầu tìm mua các sản phẩm tập gym tại gia như tạ, máy chạy bộ, xe đạp tập,... tăng vọt 116% so với tháng trước đó.

Chi không tiếc tay cho quảng cáo

Theo Báo cáo Quảng cáo trực tuyến Việt Nam 2019 do Adsota (Appota Group) vừa công bố, mức chi của các thương hiệu Việt Nam cho quảng cáo đa phương tiện (media) ước tính đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2018 và tăng lên 1,26 tỷ USD trong năm 2019.

Đà tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm tới, khi tổng chi cho quảng cáo media dự kiến lên đến 1,43 tỷ USD vào năm 2022. Trong đó, các thương hiệu tại Việt Nam chi khoảng 284 triệu USD cho quảng cáo trực tuyến.

Báo cáo này chỉ rõ, trong năm 2019, các nhãn hàng thuộc các nhóm ngành bán lẻ/thương mại điện tử và tiêu dùng nhanh (FMCG) chi nhiều ngân sách marketing nhất cho quảng cáo online, lần lượt bằng 23,9% và 12,9% tổng ngân sách quảng cáo online.

Các doanh nghiệp với nguồn lực vững mạnh sẵn sàng ‘đốt tiền’ cho các chiến dịch nâng cao hình ảnh thương hiệu, cộng với sự trợ giúp đắc lực từ influencer marketing, đã tạo ra một thị trường cạnh tranh nảy lửa.

Nam Việt