|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này 22/6 - 26/6: Nhà đầu tư chú trọng tới số lượng ca nhiễm COVID-19 mới

06:54 | 22/06/2020
Chia sẻ
Theo Investing.com, thông tin chính mà nhà đầu tư sẽ quan tâm trong tuần này là số ca xác nhận nhiễm COVID-19 mới. Ngoài ra, trong khi mặt trận dữ liệu sẽ khá yên ắng thì IMF dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu, cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đến kinh tế thế giới.
Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này 22/6 - 26/6: Số ca nhiễm COVID-19 mới là thông tin nhà đầu tư muốn biết nhất - Ảnh 1.

Số ca nhiễm COVID-19 mới sẽ là thông tin hàng đầu mà thị trường muốn biết trong tuần này. (Ảnh minh họa: Medium)

1. Số trường hợp nhiễm mới tăng đột biến ở nhiều tiểu bang Mỹ

Sự gia tăng đột biến trong số ca xác nhận nhiễm mới ở nhiều tiểu bang của nước Mỹ, mà chủ yếu là ở miền nam và miền tây, có thể khiến thị trường ngoại hối thêm lo lắng về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai.

Hôm 20/6, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã yêu cầu các quan chức Mỹ giảm tốc độ xét nghiệm vì đây là "con dao hai lưỡi" khiến số trường hợp nhiễm mới tăng lên.

Cụ thể, trong cuộc vận động tranh cử ở Tulsa (bang Oklahoma) hôm 20/6, ông Trump nói Mỹ đã xét nghiệm COVID-19 cho 25 triệu người, vượt xa các quốc gia khác. Tuy nhiên, do xét nghiệm ở mức độ rộng lớn sẽ phát hiện thêm nhiều trường hợp hơn nên ông chủ Nhà Trắng đã yêu cầu cấp dưới giảm tốc độ xét nghiệm.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế lại cho hay các xét nghiệm chẩn đoán mở rộng chỉ chiếm một phần nhỏ, chứ không phải toàn bộ số trường hợp dương tính mới. Cho đến nay, hơn 119.000 người Mỹ đã tử vong vì đại dịch COVID-19, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.

Hôm 19/6, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo rằng buông lỏng các biện pháp ngăn chặn đại dịch có thể khiến nước Mỹ phải phong tỏa lâu hơn và chuyển biến tích cực trong báo cáo việc làm có thể sớm bị đảo ngược.

2. IMF cắt giảm dự báo kinh tế toàn cầu

Trong dự báo kinh tế toàn cầu phiên bản cập nhật dự kiến công bố vào ngày 24/6, IMF nhận định suy thoái kinh tế năm 2020 sẽ còn tồi tệ hơn so với dự đoán hồi tháng 4 vừa qua.

Trước đó, IMF cho biết nền kinh tế thế giới sẽ phải gánh chịu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại Khủng hoảng những năm 1930, theo đó tăng trưởng có thể giảm 3%. Tuy nhiên, hiện nay IMF cho rằng mức giảm có thể nghiêm trọng hơn thế.

"Lần đầu tiên kể từ Đại Khủng hoảng, cả các nền kinh tế phát triển lẫn mới nổi đều sẽ suy thoái trong năm nay. Triển vọng Kinh tế Thế giới bản cập nhật tháng 6 nhiều khả năng chỉ ra tốc độ tăng trưởng u ám hơn so với dự đoán trước", bà Gita Gopinath - nhà kinh tế trưởng của IMF, chia sẻ hôm 16/6 vừa qua.

3. Mặt trận dữ liệu "lặng sóng"

Tuần này, mặt trận kinh tế Mỹ khá yên ắng, nhà đầu tư chủ yếu theo dõi số liệu bán nhà mới và nhà ở hiện có của tháng 5, bên cạnh số lượng đơn đặt hàng bền (durable goods). Theo Investing.com, bộ ba số liệu này đều dự kiến bật tăng trở lại nhưng vẫn còn nằm dưới ngưỡng trước đại dịch.

Bản báo cáo việc làm sơ bộ, hay số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, sẽ là sự kiến chính, cung cấp dữ liệu kịp thời nhất về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.

Bản báo cáo tuần trước do thấy dù số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm nhưng tốc độ lại rất chậm, chứng tỏ nền kinh tế lớn nhất thế giới khó lòng mà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn công bố ước tính GDP quí I vào ngày 25/6.

4. Châu Âu cũng góp vui

Tại khu vực đồng euro, báo cáo về niềm tin người tiêu dùng (công bố ngày 22/6) sẽ cung cấp một cái nhìn sơ lược cho thấy tâm lí người mua hàng đang dần hồi phục trong bối cảnh các nước dần nới lỏng phong tỏa.

Bên cạnh đó, chỉ số PMI tháng - công bố ngày 23/6, cũng sẽ được nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ.

Anh cũng sẽ công khai số liệu PMI trong tuần này. Theo dự đoán, mặc dù chỉ số của hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có thể tăng thì kết quả cuối vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm.

Khả Nhân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.