|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự gia nhập của thương hiệu nhượng quyền ngoại tiếp tục sôi động

08:19 | 02/11/2019
Chia sẻ
Trong khi nhiều thương hiệu lớn bật khỏi thị trường, một số thương hiệu quốc tế nổi bật vẫn muốn tiến vào Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền, càng khiến thị trường này trở nên hấp dẫn.

Chuỗi cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc chính thức nhượng quyền tại Việt Nam

Từ 11/2019, liên doanh GS25 Việt Nam giữa tập đoàn bán lẻ Sơn Kim và GS Retail của Hàn Quốc chính thức được nhượng quyền tại Việt Nam, bắt đầu từ TP HCM. 

Bà Nguyễn Thị Hồng Trang, Tổng giám đốc GS25 Việt Nam, công bố thông tin này tại Triển lãm quốc tế công nghệ cửa hàng và nhượng quyền thương hiệu 2019 diễn ra từ ngày 31/10 - 2/11 tại TP HCM.

Cụ thể, theo bà Trang thị trường Việt Nam hiện rất tiềm năng để nhượng quyền thương hiệu. Sau gần 2 năm kinh doanh tại Việt Nam, thương hiệu cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc nhận thấy đã chuẩn bị đầy đủ để có thể triển khai nhượng quyền tại Việt Nam.

Hiện tại GS 25 đã có 50 cửa hàng tại Việt Nam. Sang tháng 11/2019 họ sẽ chuẩn bị khai trương 3 cửa hàng nhượng quyền tại TP.HCM. Và sang năm 2020, họ sẽ mở tiếp 3 cửa hàng tiện lợi tại Hà Nội do GS 25 đầu tư.

732a98811b63fd3da472

Bà Nguyễn Thị Hồng Trang, Tổng giám đốc GS25 Việt Nam. Ảnh: NH.

Theo đó, trước mắt, GS25 Việt Nam sẽ triển khai ba hình thức nhượng quyền để người nhượng quyền chọn lựa gồm đầu tư mở một cửa hàng riêng lẻ, đầu tư mở chuỗi cửa hàng và cùng đầu tư với GS25 Việt Nam. Về diện tích, có ba loại cửa hàng từ 65 - 70 m2, 100 - 120 m2 và 150 m2.

"Số vốn ban đầu lớn nhất không quá 2 tỉ đồng, người nhượng quyền có thể có sẵn nguồn sản phẩm phong thú từ các nhà phân phối lớn và uy tín tại Việt Nam lẫn hàng nhập từ Hàn Quốc, được hỗ trợ nguồn hàng, vận chuyển, hạ tầng kỹ thuật, mô hình và thiết kế.

Với hình thức nhượng quyền ấy, người nhượng quyền có mức lợi nhuận an toàn của một cửa hàng đã có thương hiệu và doanh số ổn định và hạn chế rủi ro khi khởi nghiệp trong khi số vốn đầu tư ở mức tối thiểu phù hợp", bà Trang cho biết.

Ông Yun Ju Young, Giám đốc điều hành GS25 Việt Nam cho biết độ phủ của hệ thống bán lẻ tại Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với các nước cùng khu vực, chỉ 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%.

Trong khi đó, mức tăng trưởng dân số Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á với dân số trẻ cao, vì thế các nhu cầu tiêu dùng tiện lợi là rất lớn.

GS25 là thương hiệu cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc chính thức hoạt động Việt Nam từ đầu tháng 1/2018. Sau gần 2 năm gia nhập thị trường, chuỗi hiện có 50 cửa hàng ở TPHCM. 

GS 25 tại Việt Nam vận hành dưới sự quản lí của liên doanh giữa tập đoàn GS Retail, chủ sở hữu của GS 25 và Tập đoàn Sơn Kim.

gs25-sgdttc-2_vvgz

GS 25 chính thức nhượng quyền sau khoảng 2 năm gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.

Việc tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc tính toán triển khai bán nhượng quyền cho thấy các cửa hàng tiện lợi sẽ bước vào năm 2020 với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính sự đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu nhượng quyền ngoại đã buộc các doanh nghiệp nội, cửa hàng nhỏ lẻ Việt Nam đang phải cố gắng cải tiến, học hỏi và từng bước chuẩn hóa nếu không muốn mất khách hàng.

Các chuỗi nhượng quyền hiện đang nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, tạo nên xu hướng tiêu dùng mới và giá cả được chuẩn hóa, luôn tạo sự an tâm cho người mua.

Ngoài thương hiệu GS25 ra mắt mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, còn có E Coffee - Mô hình nhượng quyền linh hoạt thuộc Trung Nguyên, Samsung - Giải pháp hình ảnh và bảng hiệu điện tử thông minh hay TORO - Máy bán hàng tự động thông minh với ví Toro tham gia giới thiệu tại VIETRF 2019.

Năm nay VIETRF qui tụ 180 thương hiệu nhượng quyền và 100 thương hiệu công nghệ cửa hàng, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Philippines…

Nhượng quyền ngành cà phê ngày càng hấp dẫn

Đồng diễn ra cùng VIETRF 2019, Triển lãm Coffee Expo 2019 là nơi qui tụ các sản phẩm nguyên liệu, máy móc, cà phê, trà và các món ngọt hàng đầu trong ngành.

Đây cũng là nơi để các doanh nghiệp trong ngành cà phê và các món ngọt giao lưu mở rộng qui mô ra quốc tế bằng việc tìm các mặt hàng chất lượng cao, nghiên cứu thị trường và đầu tư vào những doanh nghiệp đi đầu trong ngành, gặp gỡ và hợp tác với các đối tác tiềm năng trong nước và quốc tế.

Người đại diện một số doanh nghiệp tham gia triển lãm cho biết, họ mang đến sự kiện lần này đa dạng sản phẩm và dịch vụ như dụng cụ, máy móc và thiết bị pha chế hàng đầu của Victoria Arduino, Melitta, Rancilio, Gagia, Vocanol, JBU.

Người tham dự triển lãm cũng sẽ thấy sản phẩm của những thương hiệu như Nescafe, Vinacafe, King Coffee, Phát Thành, Mercon, La Viet, Shin Coffee…

Ngoài ra, những thương hiệu cao cấp trong ngành nguyên liệu như Foodclub, Annam Gourmet, Dotea, Vovos, Tân Nhất Hương cũng xuất hiện tại triển lãm.

6e2080898e6668383177

Người tiêu dùng thưởng thức sản phẩm của các thương hiệu đến từ nhiều quốc gia. Ảnh: NH.

e54582eb8c046a5a3315

Cơ hội hợp tác với những đối tác, nhà đầu tư tiềm năng ngay tại triển lãm. Ảnh: NH.

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Retail & Franchise Asia, cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho chính phủ Malaysia, cho rằng hoạt động bán lẻ - nhượng quyền của ngành cà phê Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh đang thay đổi khá lớn. Nếu trước đây cà phê được biết đến như một loại thức uống nhanh có thể phục vụ nhanh chóng thì khi bước chân vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dịch vụ mà người châu Á mong muốn là sự trải nghiệm.

"Sự chuyển động của kinh tế trải nghiệm trong thời gian qua làm cho rất nhiều mô hình cà phê thay đổi theo cách đưa nhiều yếu tố lifestyle vào thương hiệu. Việc các chuỗi Circle K, 7 Eleven tập trung bán cà phê nhiều cho thấy sự tham gia rất lớn của ngành bán lẻ vào ngành cà phê", bà Vân nói.

Thực tế, ngành cà phê tại Việt Nam hiện đang phát triển rất sôi nổi khi có nhiều thương hiệu quốc tế và khu vực như Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singpore... đổ bộ vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, các thương hiệu nhượng quyền cà phê Việt cũng bắt đầu nổi lên khẳng định tên tuổi với sự góp mặt của hàng loạt hệ thống như Napoli, Viva Star, The Coffee House,...

Ngoài ra, cũng theo chuyên gia này, một chuyển động đáng ghi nhận tiếp theo là sản phẩm cà phê trở thành hàng hóa phổ cập cho các gia đình, thúc đẩy hoạt động sử dụng, chế biến cà phê tại nhà nhưng đảm bảo chất lượng tương đương với thương hiệu ngoài cửa hàng.

271715bb1b54fd0aa445

a7002fa5214ac7149e5b

Khách tham quan tìm hiểu về các nguồn nguyên liệu cà phê, trà và các loại máy phá chế. Ảnh: NH.

Theo bà Vân, các thương hiệu nước ngoài đang cạnh tranh trên phương diện chế biến - sáng tạo sản phẩm cà phê mới lạ. Tuy nhiên, vị thế cạnh tranh này sẽ không giữ được lâu vì các thương hiệu cà phê trong nước đã học được cách phát triển sản phẩm tương tự.

Do đó, theo bà Nguyễn Phi Vân các startup cần khẳng định sự khác biệt về kiểu mẫu và thiết kế, tìm kiếm thị trường ngách, hoặc tăng cường các giá trị cộng thêm như kết hợp hệ thống bán lẻ cà phê thành kios tự động trong văn phòng, cửa hàng tiện lợi để tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu ngoại.

Ngoài ra, các startup cũng có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thông qua các cuộc thi. Đơn cử như tại Coffee Expo năm nay, cuộc thi Vietnam Super Barista 2019 là cơ hội để những tài năng được công nhận và tìm kiếm sự hợp tác với các cửa hàng cà phê, nhà hàng và khách sạn. 

Các mãn trình diễn về pha chế thức uống được thực hiện tại Coffee Expo 2019. Video: NH.

Bên cạnh đó, cuộc thi International Coffee Roast Master Championship 2019 - một trong những cuộc thi rang cà phê cấp quốc tế đầu tiên tại Việt Nam từ trước đến nay sẽ là dịp để những Roaster ưu tú nhất đại diện Việt Nam tham dự giải quốc tế.

Điển hình như giải Roast Master sẽ tổ chức tại Thái Lan vào ngày 12-15/3/2020, tranh đấu cùng các Roaster đại diện đến từ Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Malaysia, Thái Lan, Brazil, Iran.

Như Huỳnh

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.