|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sử dụng vốn Trung Quốc cần tỉnh táo

21:52 | 03/09/2018
Chia sẻ
Câu hỏi quan trọng mà các quốc gia cần trả lời là làm sao để biến nguồn lực từ Trung Quốc thành động lực thực sự của mình thay vì để nó trở thành một gánh nặng trong dài hạn?
su dung von trung quoc can tinh tao Cánh cửa thế giới đang khép lại với dòng vốn Trung Quốc
su dung von trung quoc can tinh tao
Đặc điểm chung của hoạt động cho vay từ Trung Quốc là nhắm đến các dự án kinh tế trong lĩnh vực giao thông, năng lượng và khai khoáng. Ảnh: NGUYỄN NAM

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài và cho vay phát triển của Trung Quốc đã được tiến hành từ hàng chục năm nay, cùng với các sáng kiến kinh tế mới và tham vọng trở thành “quốc gia trung tâm”. Số liệu mà tổ chức AidData thu thập cho thấy, trong giai đoạn 2000-2014, Trung Quốc đã cho vay phát triển, viện trợ dưới nhiều hình thức các khoản vay lên tới 354,3 tỉ đô la Mỹ. Con số này gần tương đương với con số 394,6 tỉ đô la Mỹ của Mỹ trong cùng thời kỳ. Nhưng, cho vay với hình thức ODA của Trung Quốc chỉ chiếm 23%. Đặc điểm chung của hoạt động cho vay từ Trung Quốc là nhắm đến các dự án kinh tế trong lĩnh vực giao thông, năng lượng và khai khoáng nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại giữa các nước nhận vốn với Trung Quốc.

Tại châu Phi, Trung Quốc cho vay 2.390 dự án với tổng số tiền 121,6 tỉ đô la Mỹ (2000-2014). 32% số vốn này được dành cho dự án giao thông, 28,5% dành cho các dự án năng lượng, tạo nên sự tương phản rõ nét với chiến lược viện trợ và cho vay của Mỹ tại châu lục này, khi mà 80% trong tổng số vốn 100 tỉ đô la Mỹ trong cùng thời kỳ được Mỹ dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các sáng kiến nhân đạo.

Tại châu Á, từ năm 2000-2014, Trung Quốc cho các nước châu Á vay 1.225 dự án với tổng số tiền 119,6 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, 35% tập trung vào lĩnh vực năng lượng, 30% dành cho giao thông và 18% dành cho công nghiệp, khai thác mỏ và xây dựng. Ba nhóm cho vay này chiếm 82,7% tổng số vốn dành cho châu Á của Trung Quốc, trong khi đó, con số tương ứng của Nhật Bản là 34%, của Mỹ là 15,4%.

Hiệu quả kinh tế: những chiếc bánh vẽ

Nhiều nước nhận vốn vay của Trung Quốc đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười của căn bệnh đam mê các dự án “hoành tráng” mà xem nhẹ hiệu quả thực tế. Trong sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI), đường ống khí đốt đến Kyaukpyu của Myanmar sử dụng chưa đến một phần ba công suất thiết kế kể từ ngày khánh thành vào năm 2013, trong khi phải dùng ít nhất một nửa công suất mới hòa vốn. Còn đường ống dẫn dầu chạy qua nước này để nối vào Côn Minh (Trung Quốc) thì đến năm 2017 mới có lô dầu đầu tiên. Chi phí cho hai dự án này ngốn của Myanmar 2,5 tỉ đô la Mỹ.

Tại Nam Á, Sri Lanka là quốc gia nhận được nhiều “ưu ái” từ sáng kiến BRI, chỉ sau Pakistan. Trung Quốc đã đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ cho cảng Hambantota và 290 triệu đô la Mỹ để xây sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa, cách Hambantota chừng 30 ki lô mét. Nhưng sau khi hoàn thành, sân bay này chỉ có năm chuyến bay mỗi tuần phục vụ vài trăm hành khách. Tình thế éo le của quốc đảo này hiện nay là chính phủ phải dùng hơn 90% nguồn thu mỗi năm của quốc gia để trả nợ cho Trung Quốc khi thực hiện các dự án mà hầu như chẳng phục vụ lợi ích gì rõ rệt cho trong nước.

Bẫy nợ: từ độc lập đến phụ thuộc kinh tế

Vốn vay ODA Trung Quốc tại Việt Nam thường có lãi suất 3%/năm, cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản (0,4-1,2% tùy vào thời hạn vay); Hàn Quốc (0-2% tùy theo điều kiện đấu thầu) hay Ấn Độ (1,75%/ năm).

Vấn đề thực sự của các quốc gia khi nhận vốn vay Trung Quốc là chính phủ mắc nợ, lợi nhuận rơi vào tay các công ty Trung Quốc còn mức độ cải thiện đời sống của người dân địa phương thì không rõ ràng.

Sri Lanka đang nợ Trung Quốc hơn 8 tỉ đô la Mỹ với mức lãi suất 7%/năm. Nợ công của Djibouti chiếm khoảng 88% GDP, phần lớn là nợ Trung Quốc. Lào và Campuchia là hai quốc gia Đông Nam Á tham gia tích cực nhất vào sáng kiến BRI, đồng thời là quốc gia có tốc độ tăng trưởng vay nợ từ Trung Quốc lớn nhất. Theo IMF, năm 2016 nợ vay Trung Quốc chiếm hơn 40% GDP Lào và hơn 25% GDP của Campuchia.

Dự án đường sắt Trung Quốc - Lào (nối Côn Minh tới Vientiane) có chi phí khoảng 7 tỉ đô la Mỹ, trong đó Chính phủ Lào sẽ đóng góp 700 triệu đô la Mỹ, nhưng trong số 700 triệu đô la Mỹ này, Lào cũng chỉ tự túc được 220 triệu đô la Mỹ, còn lại 480 triệu đô la Mỹ sẽ phải vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (CHEXIM) với mức lãi suất 2,3%/năm trong thời hạn 35 năm, ân hạn năm năm. Điều này có nghĩa là trên thực tế Lào phải vay Trung Quốc tới gần 95% số vốn để hoàn thành dự án tốn kém này. Dự kiến, để đổi lấy 480 triệu đô la Mỹ vốn vay, Lào sẽ phải giao cho CHEXIM hai dự án mỏ.

Lãi suất quá cao là lý do chủ yếu khiến các khoản vay Trung Quốc trở nên đắt đỏ đối với quốc gia tiếp nhận. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy vốn vay ODA Trung Quốc tại Việt Nam thường có lãi suất 3%/năm, cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản (0,4-1,2% tùy vào thời hạn vay); Hàn Quốc (0-2% tùy theo điều kiện đấu thầu) hay Ấn Độ (1,75%/năm). Chưa kể, vay vốn từ Trung Quốc sẽ phải chịu phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%. Đối với vay thương mại, dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) với mức đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ dự kiến vay vốn Trung Quốc cũng phải chịu lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86%/năm.

Cải thiện đời sống ở địa phương: không như viễn cảnh lãnh đạo hình dung

Tại Campuchia, trong số sáu dự án cảng biển định đầu tư xây mới và cải tạo với số vốn khoảng 11 tỉ đô la Mỹ thì hai cảng giao cho Trung Quốc xây là Koh Kong và Sihanoukville đã ngốn tới 9,5 tỉ đô la Mỹ. Cảng Sihanoukville có vốn đầu tư 5,7 tỉ đô la Mỹ là một tổ hợp kinh tế gồm cả các biệt thự, các khách sạn 5 sao, một trung tâm triển lãm, các cơ sở chăm sóc sức khỏe và mua sắm miễn thuế. Hai cảng nước sâu mới giúp tăng số lượng cảng hiện có của Campuchia trong Mạng lưới cảng biển ASEAN (APN) lên bốn cảng. Cũng tại Sihanoukville, Trung Quốc đã xây dựng bảy đặc khu kinh tế (SEZ) để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước. Từ cuối năm 2014, nhờ 3 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư bổ sung, Sihanoukville đã có những bước phát triển nhanh chóng. Từ con số 40 nhà máy vào năm 2014 (có 20 nhà máy lúc đi vào hoạt động vào 2012), đến tháng 11-2016, Sihanoukville SEZ đã trở thành SEZ lớn nhất và phát triển nhất tại Campuchia với 148 nhà máy được xây dựng. Sihanoukville SEZ cũng thu hút 16.000 công nhân tới làm việc.

Nhưng trái ngược với những viễn cảnh mà hai chính phủ đưa ra, sự phát triển đối với người dân ở Campuchia nói chung và Sihanoukville nói riêng mang một diện mạo khác. 30 casino của Trung Quốc đã được xây dựng, 70 casino khác đang trong quá trình triển khai. 90.000 khách du lịch Trung Quốc đã đến Sihanoukville vào năm 2016 và lượng khách tăng lên mức 120.000 vào năm 2017 nhưng mức tiêu dùng của những du khách này chỉ bằng một nửa so với khách phương Tây. Họ còn bị phàn nàn là không thích ăn đồ ăn Khmer và sử dụng các dịch vụ của địa phương, không biết nói tiếng Anh và cư xử thô lỗ.

Bài học với Việt Nam từ các nước nhận nguồn vốn Trung Quốc

Quan sát cách cho vay của Trung Quốc cũng như hiệu quả tiếp nhận vốn của các quốc gia trên thế giới có thể cho chúng ta một số bài học như: (i) Quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự của các dự án lớn; (ii) Chú trọng vòng đời vận hành của các dự án hơn là chăm chăm vào chi phí bỏ thầu thấp của Trung Quốc; (iii) Tránh việc trở thành con nợ chung thân của Trung Quốc với các điều khoản vay nặng nề; (iv) Chú trọng vấn đề môi trường; (v) Đảm bảo sinh kế của người dân tại những nơi có dự án Trung Quốc.

Rõ ràng, điều cần quan tâm đối với việc sử dụng vốn vay trước hết vẫn là hiệu quả kinh tế và năng lực trả nợ. Để hạn chế các gánh nặng tài chính khổng lồ do việc vay vốn từ Trung Quốc, có một số điểm Việt Nam cần tập trung cải thiện. Thứ nhất, đầu tư đúng trọng điểm. Thứ hai, chuyển từ đấu thầu theo giá thấp sang cách tiếp cận đầu tư theo chi phí vòng đời của công trình. Thứ ba, có thể vay vốn Trung Quốc nhưng sử dụng kỹ thuật và nhà thầu của bên thứ ba để nâng cao chất lượng công trình và trình độ quản trị. Thứ tư, nâng cao việc giám sát thi công và chất lượng công trình để tránh việc thời gian thi công bị kéo dài. Cuối cùng, chống tham nhũng, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản từ đầu tư công.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

TS. Phạm Sỹ Thành

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.