|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cánh cửa thế giới đang khép lại với dòng vốn Trung Quốc

06:30 | 22/08/2018
Chia sẻ
Dòng vốn từ Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều rào cản từ chính quyền các nước từ Mỹ đến Châu Âu khi họ đang trở nên cảnh giác hơn với đồng nhân dân tệ. Điều này dường như đang cản trở giấc mơ đưa "Made in China" ra toàn thế giới của Trung Quốc.
canh cua the gioi dang khep lai voi dong von trung quoc Philippines: Mặt trái của việc sử dụng vốn Trung Quốc để phát triển hạ tầng
canh cua the gioi dang khep lai voi dong von trung quoc Cảnh báo rủi ro vay vốn giá rẻ Trung Quốc
canh cua the gioi dang khep lai voi dong von trung quoc
Cánh cửa thế giới đang khép lại với dòng vốn Trung Quốc

Thật sự là khó để một công ty Trung Quốc có thể thực hiện được tham vọng toàn cầu khi chính sách thuế quan của Mỹ làm cho việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc lại có xu hướng cắt giảm hỗ trợ và kiểm duyệt đối với việc các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Và hơn bao giờ hết, các công ty Trung Quốc đang tìm cách vượt qua những rào cản đó để đầu tư ra thế giới, biến nó thành các khoản đầu tư tiềm năng trong mọi lĩnh vực từ chất bán dẫn đến dịch vụ chuyển tiền.

Trong tuần trước, ông Trump đã ký một bản cập nhật pháp lý cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) nhằm mở rộng phạm vi quản lý bao gồm cả các khoản đầu tư nhỏ và thụ động trong ba lĩnh vực gồm công nghệ quan trọng, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp xử lý cá nhân dữ liệu.

Các quy định mới này được cho là nhằm mục đích ngăn cản các công ty Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp của Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh công nghệ. Việc thắt chặt các quy tắc này đã xảy ra trong một thời gian, nhưng bây giờ nó càng rõ ràng.

Cánh cửa không chỉ đóng lại đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực công nghệ mà còn ảnh hưởng tới làn sóng mua lại các công nghệ từ máy sưởi thông minh đến máy cắt cỏ.

canh cua the gioi dang khep lai voi dong von trung quoc
Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc qua các năm

Đầu năm nay, tỷ phú Jack Ma đã phải từ bỏ việc đầu tư của Ant Financial vào MoneyGram International Inc. trong bối cảnh CFIUS lo ngại rằng "các yếu tố độc hại" có thể thu thập dữ liệu về nhân viên quân sự Mỹ khi họ sử dụng dịch vụ thanh toán.

Hay như Broadcom Ltd., công ty muốn đầu tư 117 tỷ USD cho Qualcomm Inc. đã bị Trump từ chối sau khi CFIUS tỏ ra lo ngại về việc cắt giảm chi phí không thể tránh khỏi sau sáp nhập và cung cấp công nghệ cho công ty Huawei Technologies Co.

Thách thức đối với Trung Quốc không chỉ giới hạn ở một nước bảo hộ như Mỹ mà còn xảy ra tương tự ở Úc và Canada. Châu Âu nơi được xem điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư cũng đang trở nên ngày càng khó khăn hơn.

canh cua the gioi dang khep lai voi dong von trung quoc
Lượng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ và Châu Âu

Trong tháng này, chính quyền của Đức lần đầu tiên phủ quyết việc một công ty Đức được tiếp quản một công ty Trung Quốc. Một vụ mua bán gây tranh cãi hai năm trước của công ty robot của Đức (Kuka) đã khiến nước này xem xét lại khả năng các công ty Trung Quốc mua các công ty của Đức.

Tất cả điều này có thể được xem như là phương pháp đối ứng lại của chính phủ những nước này khi Trung Quốc đang tìm cách nới lỏng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm đáp trả lại sự kìm kẹp lâu dài từ chính phủ thế giới. Tuy nhiên, bây giờ, cánh cửa của thế giới đang đóng lại đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc.

Điều đó không có nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tất cả về tham vọng Made in China trong năm 2025 của mình. Liên doanh giữa các doanh nghiệp vẫn là một cách tốt để có thể có được những công nghệ mới.

Và ngay cả khi thất bại ở các thương vụ thì Trung Quốc vẫn có thể sử dụng chính sách chống độc quyền của mình để đáp trả. Cũng khó có thể không liên hệ giữa việc Trump phủ quyết thương vụ Broadcom-Qualcomm với việc hãng sản xuất chip của Mỹ thất bại trong việc giành được sự chấp thuận của Trung Quốc về việc mua lại NXP Semiconductors NV.

Nhưng trên thực tế vẫn là Trung Quốc không có nhiều lựa chọn để có được những công nghệ cần thiết. Điều đó đặt Bắc Kinh dưới áp lực phải chơi công bằng và mở cửa thị trường của mình cho phần còn lại của thế giới.

Cùng với đó, Trung Quốc cũng đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực tài chính, họ có thể nắm giữ cổ phần chiến lược trong các công ty niêm yết trong nước ở nhiều lĩnh vực.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.