Sở hữu chéo giữa các ngân hàng giờ ra sao?
Theo báo cáo trình Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết trong thời gian qua đã thực hiện một số giải pháp xử lí, thanh tra giám sát và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm tiếp tục hạn chế, khắc phục tình trạng vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo.
Kết quả, các TCTD đã cơ bản xử lí, khắc phục được một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Tính đến hết tháng 12/2018, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau về cơ bản đã khắc phục được hết trong khi vào năm 2012 là 7 cặp; việc sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm còn lại 1 ngân hàng TMCP với 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).
Cặp sở hữu cổ phần trực tiếp này là ACB và CTCP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu. Tỉ lệ sở hữu của ACB tại CTCP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%.
NHNN đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng, trong đó bổ sung các qui định nhằm xử lí triệt để tình trạng sở hữu chéo, hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành để phục vụ cho các lợi ích liên quan.
Cụ thể, luật sửa đổi mở rộng phạm vi người liên quan dựa trên mức độ rủi ro của mối quan hệ giữa những người này đối với hoạt động của các TCTD.
(2) bổ sung qui định không cho phép Chủ tịch HĐQT/ HĐTV, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của các TCTD được đồng thời là Chủ tịch/thành viên HĐQT, Chủ tịch/thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác. ;
(3) sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh Chủ tịch HĐQT/HĐTV, thành viên HĐQT/HĐTV, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của các TCTD theo hướng chặt chẽ hơn;
(4) Sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông của TCTD cổ phần nhằm đại chúng hóa cổ đông của TCTD cổ phần và hạn chế sự thao túng TCTD của các cổ đông; sửa đổi, bổ sung các quy định về góp vốn, mua cổ phần của các TCTD.