Sinh sau đẻ muộn trong ngành, ví điện tử SmartPay phát triển nhanh nhờ chiến lược hướng tới tiểu thương
Tiềm năng lớn, nhưng thị trường bị chiếm lĩnh bởi các tay chơi mạnh
Vài năm gần đây, xu thế thanh toán không tiền mặt đã phát triển ngày một rõ rệt tại Việt Nam. Trên thực tế khi so sánh với các nước trong khu vực, tỉ lệ sử dụng tiền mặt tại Việt Nam vẫn tương đối cao.
Báo cáo "Số hóa tiền mặt ở ASEAN" mà Ngân hàng Standard Chartered công bố hồi tháng 5 cho thấy, tỉ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán tại Việt Nam lên đến gần 90%, vượt xa mức phổ biến trong khu vực Đông Nam Á (47% - 65%), đặc biệt là Singapore (10%).
Vì thế, cơ hội cho các startup cung cấp dịch vụ thanh toán phi tiền mặt như ví điện tử vẫn là rất lớn. Tuy nhiên nếu ra đời sau, doanh nghiệp phải chấp nhận việc đối mặt với các "ông lớn" với thị phần cao. Ví điện tử không phải là một ngoại lệ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, 90% thị phần ví điện tử Việt Nam thuộc về ZaloPay, Moca và Momo.
3 ví điện tử đó (cùng 2 cái tên khác của Việt Nam là Payoo và Tima) cũng thuộc nhóm 101 công ty công nghệ tài chính phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo báo cáo của IDC Financial Insights.
Mặc dù thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng, nhưng cạnh tranh với các đối thủ lớn trong thị trường không phải là điều đơn giản. Câu hỏi đặt ra cho các startup ví điện tử tại Việt Nam vẫn là tìm cách tăng trưởng khi gặp khó từ cả hai đầu, người tiêu dùng lẫn người bán hàng.
Ví điện tử cung cấp cách thanh toán mới, tiện lợi hơn so với tiền mặt truyền thống hay chuyển khoản. Tuy nhiên, tâm thế của người bán luôn là đặt mối quan hệ đối tác với các ví điện tử phổ biến với lượng người dùng cao. Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng có nhu cầu tương tự. Câu chuyện quay trở lại vấn đề con gà, quả trứng muôn thuở.
Lối đi mới của SmartPay
Là một startup non trẻ trong ngành fintech nói chung và lĩnh vực ví điện tử nói riêng, SmartPay hiểu rằng họ cần phải tìm ra "lối đi khác biệt" nếu muốn tồn tại và cạnh tranh trong một thị trường đầy khốc liệt.
Ra mắt vào tháng 5/2019, thời điểm mà những Momo và VNPay gọi vốn thành công hàng trăm triệu USD trong cùng năm để mở rộng hoạt động, SmartPay lựa chọn phát triển các điểm thanh toán cá nhân ở những tỉnh, thành phố đang trên đà phát triển thay vì các thành phố lớn.
Theo thống kê của công ty, 8/10 tỉnh thành mà SmartPay sở hữu mật độ phủ sóng lớn nhất đều là thuộc nhóm địa phương đang phát triển, nơi công nghệ chưa kịp chạm ngõ. Chính vì vậy, các tiểu thương sẽ là đối tượng mục tiêu để trở thành điểm chấp nhận thanh toán.
Cũng vì vùng phủ sóng chủ yếu ở các khu vực mà mặt bằng chung về công nghệ chưa cao, SmartPay phát triển đội cộng tác viên/nhân viên tới 63 tỉnh thành nhằm hỗ trợ về mặt công nghệ cho người bán hàng. Lực lượng này có trách nhiệm ghé thăm, tư vấn và sẵn sàng hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn sử dụng SmartPay cho chủ điểm chấp nhận thanh toán khi cần.
Với đặc thù nhiều điểm chấp nhận thanh toán của SmartPay là các tiểu thương với kiến thức về công nghệ chưa quá cao, ứng dụng cũng được thiết kế một cách thân thiện và dễ sử dụng nhất với nhiều người.
Dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều người chuộng sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp số như SmartPay khi Thủ tướng chính phủ cũng vừa thông qua đề án thí điểm mobile money.
"Nhận thấy trước những xu hướng dịch chuyển trong kinh doanh, nên ngay từ khi thành lập SmartPay, chúng tôi luôn muốn tạo ra "sân chơi" công bằng, nơi mà ở đó những tiểu thương có thể dùng công nghệ thanh toán thông minh vào việc kinh doanh của họ. Qua đó, chúng tôi mong tiểu thương Việt Nam tự tin gia nhập nền kinh tế số hóa toàn cầu", ông Ông Lù Duy Nguyên, Giám đốc Phát triển Sản phẩm SmartPay chia sẻ.
Những thành tựu bước đầu
Với việc lựa chọn hướng đi mới ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện, SmartPay đã đạt những thành công bước đầu với một ví điện tử "sinh sau đẻ muộn". Theo công ty công bố, hiện cả nước có 100.000 điểm chấp nhận thanh toán và 1 triệu người dùng sau chưa đầy 1 năm xuất hiện trên thị trường.
COVID-19 cũng là nguyên nhân khiến những người kinh doanh nhỏ lẻ chịu ảnh hưởng, nhưng lại gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ. Các tiểu thương thường khó tiếp cận với nguồn vốn vay để mở rộng hay vực dậy tình hình kinh doanh sau dịch bệnh.
SmartPay, với thế mạnh là đối tác chiến lược của các tổ chức tài chính như FE Credit/VP Bank sẵn sàng hỗ trợ nhóm tiểu thương này tiếp cận tới khoản tín dụng nhằm vượt lên khó khăn hậu khủng hoảng.
Năm 2020 đã trôi qua gần một nửa. Và mặc dù chỉ còn 7 tháng nữa là kết thúc, SmartPay vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng nóng trong giai đoạn cuối năm: Kết thúc năm 2020 với 1 triệu điểm chấp nhận thanh toán (tăng trưởng gấp 10 so với thời điểm hiện tại) và 4 triệu người dùng cá nhân (gấp 4 lần).
Tại Việt Nam hiện tồn tại hơn 30 công ty fintech được phép cung cấp dịch vụ thanh toán. Do đó sức cạnh tranh tại thị trường ví điện tử là vô cùng khốc liệt. Lối đi riêng của SmartPay có thể là sự sáng tạo cần thiết để một người chơi mới giành lấy cơ hội cạnh tranh với hàng chục đối thủ khác trên thị trường.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/