|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sẽ bán hoặc chuyển giao bắt buộc các ngân hàng '0 đồng' OceanBank, CBBank và GPBank

14:56 | 08/08/2018
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết sắp tới đây Chính phủ rất hạn chế hoặc không cấp phép ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhưng sẽ mở cửa cho nước ngoài mua ngân hàng Việt Nam. Đồng thời sẽ bán và chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém đã mua trước đó như OceanBank, CBBank và GPBank.
se ban hoac chuyen giao bat buoc cac ngan hang 0 dong oceanbank cbbank va gpbank M&A lĩnh vực ngân hàng: Tăng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh
se ban hoac chuyen giao bat buoc cac ngan hang 0 dong oceanbank cbbank va gpbank Tính kỹ cho những thương vụ M&A lớn
se ban hoac chuyen giao bat buoc cac ngan hang 0 dong oceanbank cbbank va gpbank
Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 (Ảnh: AD)

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề "Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận trong 10 năm qua quy mô M&A tại Việt Nam đạt 50 tỷ USD. Năm 2017, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục 10,2 tỷ USD, tăng gần 10 lần so với năm 2009.

Trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị các thương vụ M&A đạt trên 3,55 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý là thương vụ Nhà nước bán hơn 53% vốn Sabeco thu về 4,8 tỷ USD.

Giải thích vì sao Chính phủ qua tâm đến diễn đàn M&A này, Phó Thủ tướng cho biết việc M&A diễn ra bình thường ở bất kỳ đâu trên thế giới và nhất là tại Việt Nam trong bối cảnh đang tăng trưởng. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư FDI, FII, tạo điều kiện cho M&A diễn ra sôi động, chính hoạt động này góp phần cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đạt thành công như mong đợi.

“Chúng tôi thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ là xử lý doanh nghiệp hoạt động yếu kém, mặt khác tạo ra nguồn năng suất lao động mới. M&A đều phục vụ và mở ra cơ hội cho cả hai việc này”, Phó Thủ tướng cho hay.

se ban hoac chuyen giao bat buoc cac ngan hang 0 dong oceanbank cbbank va gpbank
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: AD)

Sẽ bán hoặc chuyển giao bắt buộc các ngân hàng OceanBank, CBBank, GPBank

M&A đến từ các lĩnh vực then chốt nền kinh tế như tài chính ngân hàng, bất động sản, cơ sở hạ tầng… bên cạnh đó là giúp thu chi ngân sách, đảm bảo bền vững nợ công, cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quá trình tăng cường xử lý nợ xấu Việt Nam trong những năm qua giảm rất nhanh. Tính đến tháng 6 năm nay còn 6,9%, nợ xấu nội bảng còn hơn 2%.

Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD). Đối với ngân hàng thương mại, chính phủ khuyến khích M&A các ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn hơn để quản trị tốt hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, số lượng ngân hàng nhỏ tại Việt Nam còn khá nhiều, theo đó Chính phủ sẽ tiếp tục xu hướng này và xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ.

Mặt khác, Chính phủ sẽ bán và chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém đã mua lại hoặc đang đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt như OceanBankCBBankGP Bank

Sắp tới đây Chính phủ rất hạn chế hoặc không cấp phép ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhưng sẽ mở cửa cho nước ngoài mua ngân hàng Việt Nam. Chính phủ đang lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất, với chính sách đặc thù trong Nghị quyết xử lý nợ xấu của Quốc hội sẽ là công cụ tốt cho Việt Nam thực hiện việc này.

Lên kế hoạch IPO Agribank trong năm 2019

Cùng với kế hoạch trên, Chính phủ sẽ tổ chức cổ phần hóa và thoái vốn tại các Ngân hàng TMCP nhà nước. Cụ thể, Agirbank có kế hoạch IPO vào năm 2019, đối với ngân hàng như BIDV, Vietcombank tiếp tục chủ trương bán bớt vốn nhà nước hoặc phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc này đã và đang thương thảo với NHNN và Chính phủ.

Một lĩnh vực ít quan tâm nhưng khá sôi động là việc tái cơ cấu lại các tổ chức tài chính, với khoảng 36 đơn vị, trong đó bao gồm cả việc bán cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty chứng khoán cũng không ngoại lệ.

Từ vụ Ba Huân, cần hoàn thiện vấn đề thẩm định giá và kiểm toán

Trong cổ phần hóa DNNN, Nhà nước chủ trương tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn Nhà nước, thoái vốn các lĩnh vực không hiệu quả, chỉ tập trung vào những lĩnh vực vì an ninh, quốc phòng, trọng điểm của nền kinh tế hoặc lĩnh vực tư nhân không muốn làm. Đồng thời, Chính phủ chủ trương thoái vốn mạnh mẽ doanh nghiệp đã IPO, dư địa còn rất lớn.

Một lĩnh vực khác là tái cơ cấu lại các công ty nông lâm trường, mục tiêu của Chính phủ là cơ bản, hoàn thành sắp xếp các công ty này bằng cổ phần hóa, cho pháp thành lập công ty TNHH hai thành viên (có rừng, đất nhưng thiếu vốn, quản trị). Chính phủ đã phê duyệt hàng trăm các đơn vị như này ở các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thông điệp của Chính phủ và Thủ tưởng là giữ ổn định, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Hiện độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm đến 193% GDP. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Chính phủ quyết tâm củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thấp, điều hành tỷ giá theo xu hướng thị trường, ổn định mặt bằng lãi suất, giảm lãi suất tại một số lĩnh vực ưu tiên.

Chính phủ cũng đang củng cố tại điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia M&A. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường cải cách thể chế, rà soát bổ sung các luật như Luật Chứng khoán, luật Đầu tư… Hai văn kiện quan trọng được thông qua năm rồi là Nghị quyết 42 và Luật các TCTD sửa đổi.

Chính phủ đang tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật 69, thoái vốn, thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Dự kiến trong tháng 9 năm nay sẽ ban hành nghị định ra đời hoạt động chính thức của Ủy ban này.

Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ các vướng mắc củ thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản… Kiên quyết cắt giảm các điều kiện kinh doanh, mục tiêu sẽ cắt giảm 50% điều kiện trong năm nay, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cắt giảm 57%.

Văn bản 991 ngày 10/7/2017 và Văn bản 1232 ngày 17/8/2017 công bố danh mục thoái vốn và cổ phần hóa từ nay đến 2020. Dự kiến 2020 cổ phần hóa 127 DNNN, trong đó TP HCM khoảng 39 doanh nghiệp. Về bán vốn nhà nước có khoảng 300 DNNN.

Tới đây Chính phủ cũng yêu cầu bộ ngành đẩy mạnh công tác tư vấn, nâng cao quy mô và tính chất hoạt động thẩm định giá, kiểm toán. Qua vụ Ba Huân, theo Phó Thủ tướng, lĩnh vực tư vấn pháp luật, thẩm định giá, kế toán kiểm toán chưa đáp ứng được như nhu cầu.

Phó Thủ tướng mong diễn đàn M&A năm nay sẽ tham vấn các ý kiến để tăng cường chất lượng hoạt động này để đảm bảo việc thoái vốn nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.