|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau thất bại, cô gái 9x tận dụng công viên để gây dựng trung tâm tiếng Anh

10:30 | 07/10/2018
Chia sẻ
Không thành công với mô hình quán cà phê học ngoại ngữ ở thủ đô, một nữ cử nhân vào Đà Nẵng và tận dụng công viên để tái khởi nghiệp với việc dạy tiếng Anh.
sau that bai co gai 9x tan dung cong vien de gay dung trung tam tieng anh Kỹ sư Bách Khoa khởi nghiệp để giúp một triệu sinh viên nói tiếng Anh lưu loát

Đoàn Thị Ngọc Lan từng tốt nghiệp ngành tiếng Anh Thương mại của trường Đại học Thương mại Hà Nội. Khi còn đang là sinh viên năm nhất, cô gái sinh năm 1990 từng mong muốn góp phần thay đổi phương pháp học tiếng Anh để mọi người có thể giáo tiếp với người nước ngoài tốt hơn. Khao khát đó thôi thúc cô khởi nghiệp.

Thất bại vì không khác biệt

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Đại học Thương mại Hà Nội, Lan quyết định khởi nghiệp với mô hình cafe tiếng Anh ở Hà Nội.

“Với mô hình cafe tiếng Anh, mọi người không chỉ thưởng thức đồ uống, mà còn có thể giao lưu tiếng Anh để năng cao khả năng giao tiếp” nữ cử nhân nói.

sau that bai co gai 9x tan dung cong vien de gay dung trung tam tieng anh
Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Iris ở Đà Nẵng là nơi người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ qua trải nghiệm thực tế. Đoàn Thị Ngọc Lan (cô gái đứng bên phải) là giám đốc của trung tâm. Ảnh: Tấn Phước

Nhưng mô hình cafe tiếng Anh thất bại do mô hình kinh doanh của Lan không có sự khác biệt để cạnh tranh, nhất là không có người nước ngoài cũng như người có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt đến với quán.

Hành trình khởi nghiệp lần hai

“Trong một lần đi du lịch ở Đà Nẵng, tôi nhận thấy ở nơi này mới phát triển nên có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên mô hình dạy tiếng Anh giao tiếp giàu tính trải nghiệm lại chưa có, trong khi ở Hà Nội và Hồ chí Minh đã phát triển mạnh. Vì vậy tôi quyết định chọn Đà Nẵng làm nơi thực hiện ý tưởng khởi Nghiệp lần thứ hai” cô gái Quảng Bình lý giải nguyên nhân chọn Đà Nẵng là nơi khởi nghiệp lần thứ hai.

Năm 2013, Lan trở lại Đà Nẵng và cùng một vài người bạn tận dụng công viên 29-3 để thành lập câu lạc bộ học tiếng Anh giao tiếp. Ngoài ra, để trang trải thêm cho cuộc sống, Lan còn mở lớp dạy tiếng Anh.

sau that bai co gai 9x tan dung cong vien de gay dung trung tam tieng anh
Các chuyến dã ngoại để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài là hoạt động xuyên suốt của Iris.

Để tối ưu hóa chi phí hoạt động, Lan mua lại mọi vật dụng và thuê phòng giá rẻ để dạy. Ngoài ra cô còn tham gia mọi khoá đào tạo dài hạn cũng như ngắn hạn về quản trị để có thêm kiến thức về quản trị kinh doanh.

Đưa trải nghiệm thực tế vào mô hình

Năm 2015, sau khi tích lũy một số vốn, Lan chính thức mở Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Iris. Điểm khác biệt của Iris so với các trung tâm khác là không đào tạo lý thuyết suông mà tập trung vào trải nghiệp thực tế. Trung tâm liên tiếp tổ chức các buổi dã ngoại giao lưu trò chuyện với người nước ngoài để năng cao khả năng giao tiếp.

“Trong thời gian thực hiện mô hình, nhiều lúc thất bại lần trước ám ảnh khiến tôi muốn từ bỏ. Nhưng vì không yên tâm giao khách hàng cho người khác nên tôi quyết không bỏ cuộc”, Lan tâm sự.

sau that bai co gai 9x tan dung cong vien de gay dung trung tam tieng anh
Hơn 1.500 người từng học tiếng Anh giao tiếp với Trung tâm Iris.

Sau 4 năm, Iris đã có 4 cơ sở trên địa bàn Đà Nẵng, với tổng số học viên trên 1.500 người. Sắp tới Lan sẽ mở thêm một trường mầm non với chương trình dạy học có thể giúp kích thích tiềm năng của trẻ lúc còn nhỏ.

“Đa số học viên từng học tiếng Anh trong nhiều năm trước khi đến với chúng tôi. Nhưng phần lớn họ thể nói tiếng Anh, thậm chí không thể phân biệt ngữ pháp", Lan nói về thực trạng của học viên.

Nữ doanh nhân 9x nhận định hiện nay khách hàng đã nhìn nhận vấn đề lợi ích hoàn toàn khác so với trước kia. Họ không còn ham rẻ và chấp nhận đầu tư khoản tiền lớn để nhận giá trí xứng đáng.

"Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thị trường, mọi loại hình dịch vụ phải chất lượng, nhất là dịch vụ giáo dục. Nếu chỉ giỏi PR cho sản phẩm mà không có chất lượng, dịch vụ khó có thể tồn tại”, Lan lập luận.

Xem thêm

Tấn Phước

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.