|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sau lãnh đạo cấp cao được chia ESOP, đến lượt nhân viên FPT sắp được thưởng tiền tỷ bằng cổ phiếu

20:24 | 10/11/2021
Chia sẻ
Tạm tính theo mức giá thị trường là 97.000 đồng/cp, số cổ phiếu FPT chào bán cho cán bộ nhân viên (bậc 5 trở lên và một số cán bộ có thành tích đặc biệt) có giá trị gần 8 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị CTCP FPT (Mã: FPT) vừa công bố nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người cán bộ nhân viên từ nguồn cổ phiếu quỹ là 82.376 cổ phiếu.

Đối tượng được mua là cán bộ nhân viên bậc 5 trở lên và một số cán bộ có thành tích đặc biệt, đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp, bằng mức giá công ty mua lại cổ phiếu quỹ hồi 2013 và bằng 10,3% so với giá cổ phiếu FPT chốt phiên 10/11 là 97.000 đồng/cp. Thời gian hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm.

Trước đó vào tháng 4, FPT đã phát hành gần 1,3 triệu cổ phiếu ESOP cho lãnh đạo cấp cao của công ty với giá 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong 10 năm kể từ ngày phát hành. 

Song song đó FPT cũng đã phân phối gần 3,92 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động có thành tích đóng góp trong năm 2020 cũng với giá 10.000 đồng/cp.

FPT sắp phát hành hàng chục nghìn cổ phiếu ESOP giá 10.000 đồng/cp - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu FPT tăng liên tục từ đầu năm đến nay, (Nguồn: TradingView).

Về hoạt động kinh doanh, Tập đoàn FPT ghi nhận 24.953 tỷ đồng doanh thu và 4.575 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng, lần lượt tăng 17,9% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái với động lực chính từ mảng công nghệ và viễn thông.

Sau 9 tháng, công ty đã thực hiện được khoảng 72% mục tiêu doanh thu và 74% lợi nhuận cả năm.

Tính riêng quý III, FPT đạt 8.722 tỷ đồng doanh thu, 1.639 tỷ đồng lãi trước thuế; tăng lần lượt 15% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận quý cao nhất từ năm 2018 tới nay.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.