|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản xuất cà phê Ấn Độ khởi sắc trong năm nay?

07:30 | 03/08/2020
Chia sẻ
Trong vụ mùa năm nay, người trồng ước tính sản lượng cà phê tăng 40%, với sản lượng cà phê Robusta và cà phê Arabica lần lượt vào khoảng 240 nghìn tấn và 100 nghìn tấn.

Theo The Hindu, những người trồng cà phê tại Ấn Độ, nếu lượng mưa năm nay không có nhiều biến động thì sản lượng cà phê thống kê vào khoảng 320 nghìn đến 340 nghìn tấn.

Sản lượng năm nay dự đoán cao hơn nhiều so với sản lượng 300 nghìn tấn hai năm trước khi mà lũ lụt khiến vụ mùa thất thu.

Tính đến thời điểm hiện tại, các đồn điền cà phê chỉ nhận được 30% lượng mưa bao gồm các cơn mưa đầu mùa trong tháng 3 và các cơn mưa rào những tháng sau đó. 

Lượng mưa trong tháng 8 và tháng 9 sẽ là yếu tố quyết định vì mưa quá nhiều có thể dẫn đến lũ lụt, lở đất, ngập úng khiến cây cà phê bị mục ruỗng và rụng quả.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Sản xuất tại Ấn Độ dự báo tăng 400.000 bao lên 5,3 triệu do thời tiết thuận lợi trong thời kì ra hoa và đậu quả sẽ cải thiện năng suất của cả cà phê arabicarobusta. Xuất khẩu có thể giảm 300.000 bao xuống còn 3,3 triệu bao trong khi dự trữ dự kiến sẽ tăng nhẹ.

Theo Bose Mandana, một người trồng cà phê ở Kodagu và là cựu thành viên của Hội đồng cà phê Ấn Độ Coffee Board cho hay “Vụ mùa năm nay dự kiến sẽ tốt hơn nhiều so với hai năm trước”.

“Chúng tôi đã nhận được đủ lượng nước mưa cho sự ra bông và trổ hoa. Khoảng 50-60% lượng mưa khác được phân bố đều là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tốt nhất của quả mọng, cho canh tác vụ xuân và làm đầy mực nước ngầm. Nếu suôn sẻ, vụ mùa năm nay sẽ lớn hơn các vụ khác”.

Theo Ramesh Rajah, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê cho biết “Hai đến ba tháng nữa chúng ta mới biết được tương lai của ngành cà phê Ấn Độ như thế nào. Chúng ta không còn khả năng để đối mặt với một năm thất thu lớn nào khác”.

Bởi vì điều kiện thời tiết bất lợi, mưa lớn kéo dài gây lũ lụt và ngập úng khiến sản lượng Ấn Độ năm 2018-2019 là 300 nghìn tấn, dưới mức trung bình hàng năm.

Trong vụ mùa năm nay, người trồng ước tính sản lượng cà phê tăng 40%, với sản lượng cà phê robusta và cà phê arabica lần lượt vào khoảng 240 nghìn tấn và 100 nghìn tấn.

Theo Coffee Board, vụ mùa lần này dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 9.

Trong khi đó sự thiếu hụt nguồn lao động cũng trở nên trầm trọng hơn khi một lượng lớn công nhân trở về nhà trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Shirish Vijayendra, chủ tịch KPA cho hay “Chúng tôi cần công nhân quay trở lại cho vụ thu hoạch vào tháng 12 sắp tới. Thị trường lao động trước giờ luôn tồi tệ và dịch COVID-19 đã làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Do thiếu lao động nên rất nhiều hoạt động sản xuất của chúng tôi bị đình trệ”.

Thu hoạch cà phê arabica sẽ được diễn ra vào tháng 12, trong khi thu hoạch cà phê robusta sẽ trải đều trong tháng 1 và tháng 2.

Trước đó, theo trang Times Of India, các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế COVID-19 đã gây nên cuộc khủng hoảng cho người dân trồng cà phê ở Kartana (Ấn Độ), địa phương vốn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ mưa lớn, lũ lụt và sạt lở trong hơn hai năm qua.

"Bên cạnh những tổn thất gây ra bởi lũ lụt và sạt lở ở những đồn điền trong hơn hai năm qua, việc kéo dài các biện pháp phong tỏa càng làm tăng mức độ thiệt hại cho nông dân khi việc này làm gián đoạn hoạt động sản xuất và làm hư hại hạt cà phê", Shirish Vijayendra, chủ tịch Hiệp hội người trồng tại Kartana trả lời phỏng vấn IANS.

"Việc dừng nhiều phương tiện giao thông công cộng và hạn chế nhiều phương tiện khác đến ngày 3/5 cũng cản trở người trồng thu hoạch đậu và hạt tiêu, bởi nông dân không thể đi lại trong nhiều tuần", ông Vijayendra cho biết.

Việc thu hoạch hạt cà phê cũng bị ảnh hưởng bởi hầu hầu hết những người lao động nhập cư từ các bang lân cận như Tamil Nadu và Kerala đã trở về nhà để tránh lây nhiễm COVID-19.

"Các hoạt động sản xuất bị đình trệ, nông dân không có thu nhập bởi hạt cà phê không thể được tiến hành giao dịch trong nước cũng như xuất khẩu."

H.Mĩ

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Tác động từ vĩ mô toàn cầu đến TTCK Việt Nam tương đối thách thức
Tại sự kiện Báo cáo chiến lược đầu tư thường niên 2025 do FinPeace tổ chức mới đây, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công & Quản lý Fulbright, đưa góc nhìn về bối cảnh kinh tế toàn cầu và xu hướng điều hành kinh tế vĩ mô trong nước, qua đó tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.