|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng thép thô Trung Quốc phục hồi trở lại

11:47 | 17/05/2022
Chia sẻ
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 4 tăng 5,1% so với tháng 3 do chính phủ nước này nới lỏng quy định môi trường và những gián đoạn như gây ra bởi COVID-19 cũng giảm bớt. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng thép thô của Trung Quốc vẫn thấp.

Theo Reuters, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố hôm thứ Hai (16/5), cho thấy sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 4 tăng 5,2% so với tháng 3 lên 88,3 triệu tấn, tương đương khoảng 3 triệu tấn/ngày.

Sản lượng tăng sau khi các nhà máy miền Bắc Trung Quốc hoàn thành việc cắt giảm công suất mà chính phủ yêu cầu hồi giữa tháng 3.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải chiến đấu với giai đoạn tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019 và nước này đang tuân thủ nghiêm ngặt chủ trương “zero COVID”. Điều này đã làm tê liệt hoạt động của nhà máy và tiêu thụ thép ở hạ nguồn.

Hoạt động của các nhà máy thép Trung Quốc trong tháng 3 giảm mạnh nhất trong vòng hơn 2 năm do các công trình xây dựng đình trệ. Một số ý kiến cho rằng các nhà máy thép đã bỏ lỡ mùa xây dựng cao điểm truyền thống diễn ra hàng năm. 

Giá các nguyên liệu thô như quặng sắt và than luyện cốc phục hồi tiếp tục làm giảm lợi nhuận của các công ty, trong đó nhà sản xuất thép Baoshan Iron & Steel đánh dấu lãi ròng trong quý đầu tiên  giảm tới 30%.

Ông Zhuo Guiqiu, nhà phân tích của Jinrui Capital, cho biết: “Một số nhà máy thép, đặc biệt là những nhà máy có lò cao, đã thua lỗ do nhu cầu yếu và giá nguyên liệu thô cao.

Ông Zhuo cho rằng ​​mức tiêu thụ sẽ tăng dần vào tháng 5 nhưng cho biết sẽ khó có thể sánh được với mức của năm ngoái.

Cục thống kê cho biết trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc đã sản xuất 336,15 triệu tấn thép, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc đã cam kết sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng thép trong năm nay và có thể kéo dài trong các năm tiếp theo.

Mặc dù vậy, bất chấp những bất ổn, một số chuyên gia cho rằng ngành thép sẽ phục hồi mạnh do chính phủ đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và nối lại chuỗi cung ứng.

Với việc chính phủ tăng cường đảm bảo chuỗi cung ứng thông suốt, các rào cản về logistics đang dần được giải quyết.  

Để đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường ổn định, các doanh nghiệp đang mở rộng nguồn nhập khẩu quặng sắt. 

Bên cạnh đó, các nhà máy cũng tận dụng thêm nguồn thép thép phế liệu để làm nguồn nguyên liệu đầu vào đồng thời hỗ trợ chính phủ thực hiện các mục tiêu giảm carbon.

Động lực lớn nhất nằm ở việc gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng khoảng 8,5%, theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia.

H.Mĩ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.