|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng đồng ở Trung Quốc đang dần phục hồi

11:38 | 12/07/2020
Chia sẻ
Sản lượng đồng Trung Quốc tháng 6 là 53,9 triệu tấn, trong khi mức trung bình là 50 triệu tấn. Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng đồng tăng, mặc dù tháng 5 sản lượng thấp hơn chút, khoảng 54,6 triệu tấn.

Các nhà máy luyện kim ở Trung Quốc tiếp tục tăng sản lượng vào tháng 6, cho thấy nhu cầu nhiên liệu thô ở thị trường hàng đầu thế giới đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra bởi dịch COVID-19.

Theo Savant Global Copper Smelting Index, dựa vào vệ tinh để theo dõi các hoạt động của ngành đã ghi nhận sản lượng đồng tháng 6 là 53,9 triệu tấn, trong khi mức trung bình là 50 triệu tấn..

Trong nhiều năm, các thương lái đã có thể sử dụng các vệ tinh để theo dõi việc lưu trữ dầu và sự di chuyển của tàu chở dầu. 

Nền tảng Savant Global Copper Smelting Index được ra mắt vào năm 2019 có thể theo dõi khoảng 90% sản lượng của các nhà máy luyện kim toàn cầu là một trong những nền tảng đầu tiên tập trung vào kim loại.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng đồng tăng, mặc dù tháng 5 sản lượng thấp hơn chút, khoảng 54,6 triệu tấn do chi phí thu mua quặng tăng cao gây áp lực cho các nhà máy luyện kim.

“Chi phí đầu vào cao hơn đã đẩy các nhà máy luyện kim rời khỏi thị trường” theo Guy Wolf, người đứng đầu các chuyên gia phân tích toàn cầu tại công ty môi giới Marex Spectron cho biết.

“Tuy nhiên các nhà máy luyện kim lớn hơn khác vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất cho thấy nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc vẫn cao”, ông Wolf nhận định. 

Các chuyên gia phân tích và các nhà đầu tư xem đồng như một chỉ số hàng đầu về tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhờ vào mức độ ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ xây dựng đến đồ điện gia dụng.

Giá đồng tinh luyện được bán trên sàn giao dịch London đã tăng gần 40% từ mức thấp hồi tháng 3 lên ngưỡng cao nhất trong vòng 14 tháng là 6,3 nghìn USD/tấn nhờ vào nguồn cung ở Nam Mỹ bị gián đoạn bởi dịch COVID-19 và nhu cầu ở Trung Quốc tăng mạnh. 

Giá đồng tăng đã nâng giá trị cổ phiếu của các công ty lớn, bao gồm Freeport-McMoRan tại New York và First Quantum Minerals tại Toronto.

Giá cổ phiếu của cả hai công ty này đều tăng khoảng 140% kể từ mức thấp trong tháng 3 của họ.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đồng lớn, khoảng một nửa sản lượng đồng toàn cầu. 

Nhu cầu đồng tại Trung Quốc đã tăng đáng kể kể từ khi Bắc Kinh nới lỏng lệnh phong tỏa được đưa ra vào tháng 3.

Tỉ lệ sử dụng đồng tại các nhà máy sản xuất dây thanh vốn chiếm 2/3 lượng tiêu thụ đồng tinh luyện của Trung Quốc cũng tăng mạnh trở lại. 

Các chuyên gia phân tích cho rằng nhu cầu kim loại của nước này có thể tăng 4% trong quý II so với cùng kì năm ngoái. 

Theo Jeff Currie, chuyên gia nghiên cứu hàng hóa tại ngân hàng Goldman Sachs cho hay “Những nguy cơ gián đoạn về nguồn cung vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là ở Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới”.

Về mặt nhu cầu, Currie cho rằng đồng là vật liệu hoàn hảo cho các dự án cơ sở hạ tầng xanh ở Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu, cũng như là chất liệu chống virus tuyệt vời để làm các đồ vật như tay nắm cửa trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực luyện kim ở các khu vực. 

“Trong khi Châu Á dường như đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ thì ở Châu Âu và Bắc Mỹ, các hoạt động sản xuất vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên sự phục hồi này chắc chắn sẽ lan ra toàn cầu”, ông Wolf cho hay. 

H.Mĩ

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.