Sai phạm ở BQL Đường sắt đô thị Hà Nội: Người tố cáo nói gì?
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch T&T: Sớm trình Quốc hội dự án đường sắt đô thị Hà Nội |
Ông Lương Xuân Bình, nguyên Phó trưởng BQL-ĐSĐT. Ảnh: M.Đ |
Chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm
Năm 2017, Tiền Phong từng có những bài phản ánh “Dự án Đường sắt trên cao: Có dấu hiệu khai khống hồ sơ rà phá bom mìn?”; “Nhà thầu yêu cầu tăng phí 40 triệu USD”; Vụ đường sắt đội vốn 10.000 tỷ đồng: Thanh tra Chính phủ vào cuộc.
Cụ thể, theo Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của UBND TP Hà Nội, Dự án có tổng mức đầu tư là 1.176 triệu euro, thời gian thực hiện dự án điều chỉnh đến năm 2018.
Tuy nhiên, ngay khi triển khai dự án, thấy thời gian thực hiện hợp đồng trong 25 tháng với tổng trị giá 10,6 triệu euro không khả thi, Systra đã ký 3 phụ lục để điều chỉnh tăng giá hợp đồng thêm 6,5 triệu euro, gia hạn thực hiện thêm 1 năm và được MRB chấp thuận.
Về sự việc này, TTCP xác định: "Systra tự kê khai thời gian chậm chễ, kéo dài làm căn cứ để tính tiền, trong đó có xác định lỗi của các bên, nhưng MRB chưa kiểm tra kỹ đã thanh toán trả tiền cho Tư vấn Systra theo bảng kê của Tư vấn là thiếu cơ sở”. Về nguyên nhân chậm tiến độ, TTCP cũng xác định là do chủ đầu tư và nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm, đội ngũ chuyên môn chưa đủ năng lực vì thế trong quá trình làm việc phải kéo dài thời gian, tiến độ, làm tăng chi phí của dự án.
Dựa trên cơ sở kết luận, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát lại trách nhiệm của tư vấn Systra khi thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng trọn gói số 01-T1 trước khi điều chỉnh, để xác định chi phí thuộc trách nhiệm phần lỗi của tư vấn và thực hiện giảm trừ khi quyết toán.
Bổ nhiệm thiếu tiêu chuẩn
Đường sắt trên cao ga Hà Nội - Nhổn. Ảnh: M.Đ |
Đối với nội dung ông Lương Xuân Bình tố cáo về việc tiếp nhận và bổ nhiệm Phó trưởng BQL-ĐSĐT đối với ông Lê Trung Hiếu (từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và ông Đỗ Việt Hải (từ Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) là “thần tốc” và thiếu điều kiện tiêu chuẩn theo quy định,
ông Bình chia sẻ chỉ biết thông tin Kết luận TTCP thông qua báo chí, bản thân ông chưa nhận được văn bản trả lời chính thức từ cơ quan chức năng.
Ông Bình cho rằng, TTCP khẳng định tố cáo của ông về việc UBND TP Hà Nội tiếp nhận và bổ nhiệm ông Lê Trung Hiếu, ông Đỗ Việt Hải còn thiếu tiêu chuẩn theo quy định là có cơ sở. Tuy nhiên, TTCP lại cho rằng các ông này không được "bổ nhiệm thần tốc" là thiếu khách quan.
Ông Bình phân tích, ông Hải và ông Hiếu trước khi được bổ nhiệm Phó trưởng BQL-ĐSĐT Hà Nội, theo Quyết định số 4654-QĐ/TU/2014 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội thì chức danh này tương đương cấp Phó giám đốc sở, ngành, trong khi cả hai ông đều là công chức, viên chức thường (nhân viên).
Do vậy, việc bổ nhiệm này đã vượt 2 cấp phó trưỏng phòng và trưởng phòng, chưa có kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, ông Hiếu và ông Hải thiếu nhiều tiêu chuẩn theo quy định như, chưa có bằng cao cấp lý luận chính trị, không được quy hoạch vị trí bổ nhiệm.
Tuy nhiên, theo TTCP, tại thời điểm bổ nhiệm (tháng 5/2017), ông Lê Trung Hiếu và ông Đỗ Việt Hải cơ bản đảm bảo về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định nhưng còn thiếu một số tiêu chuẩn. Trong đó, ông Lê Trung Hiếu chưa có Chứng chỉ trình độ cao cấp lý luận chính trị, chưa đạt ngạch Chuyên viên chính (có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính).
Ông Đỗ Việt Hải chưa có quy hoạch tương đương cấp Phó giám đốc Sở. Ông Hải chỉ mới được quy hoạch Phó trưởng khoa, Trưởng khoa của Trường Đại học GTVT Hà Nội; chưa đạt ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; chưa qua lãnh đạo cấp Trưởng phòng tại cơ quan nơi công tác.
Việc ông Hiếu và ông Hải thiếu tiêu chuẩn ở thời điểm bổ nhiệm có trách nhiệm chính thuộc về Ban Tổ chức Thành uỷ, Thành uỷ; trách nhiệm liên quan thuộc về Sở Nội vụ Hà Nội.
Nhiều tổ chức, cá nhân bị đề nghị kiểm điểm
Theo đó, TTCP đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc bổ nhiệm chức danh Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đối với các ông Lê Trung Hiếu, Đỗ Việt Hải khi chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời báo cáo Thành uỷ xem xét, xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, gắn với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ công tác của địa phương và báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ.
Dựa vào các căn cứ trên, TTCP kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xem xét trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc của dự án gây chậm trễ, dẫn đến phát sinh tăng chi phí. Đối với UBND TP Hà Nội, TTCP kiến nghị tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo BQL-ĐSĐT Hà Nội, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Thanh tra thành phố kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ, có liên quan đến các vi phạm.
TTCP cũng kiến nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Công binh, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng về rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn và khu vực depot. |